Tin tức
15/03/2021

6 phương pháp “phạt” thông minh giúp bé hình thành tính kỷ luật

Nhiều phụ huynh cho rằng việc kỷ luật hay phạt trẻ sẽ hình thành những ám ảnh, tạo tâm lí sợ sệt cho con cái. Do đó, phụ huynh thường nuông chiều và hình thành cho bé thói quen xấu. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng các hình phạt thông minh, trẻ sẽ trở nên có kỷ luật và nề nếp trong lối sống.

Nuôi dạy con là một hành trình khó khăn. Với những đứa trẻ, dù thưởng hay phạt, các bậc bố mẹ và thầy cô luôn phải cân nhắc kỹ. Phạt con thế nào để bé nhận ra được lỗi sai, không tái phạm nhưng không ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất bé là bài toán đặt ra cho phụ huynh.  Sau đây sẽ là những gợi ý về những hình phạt thông minh mà phụ huynh có thể tham khảo.

  1. Để con tự nhận ra lỗi sai của mình

Các bố mẹ thường có thói quen chỉ ra lỗi con ở đâu và áp đặt đó là lỗi con thay vì lắng nghe để hiểu vì sao con làm sai, hoặc gợi ý để con nhận ra lỗi sai của mình. Điều nãy sẽ hình thành suy nghĩ “mẹ bảo như vậy là sai”. Bố mẹ không cần chỉ đích rằng, con đánh bạn chính là con sai, con phải xin lỗi bạn mà cần giải thích cho bé hiểu, con đánh bạn như vậy bạn sẽ bị thương, không đi học được, bạn bị điểm kém, như vậy bạn sẽ buồn. Hay con có vui khi con làm điều đó không? Khi bé nhận ra được vấn đề, bé sẽ cảm thấy mình đã phạm lỗi và chủ động xin lỗi.

hinh thuc phat

Phụ huynh có thể “đặt quy tắc” với bé về các hình thức phạt thưởng

Việc để con nhận ra lỗi và tự kiểm điểm chính mình sẽ giúp bé chủ động, chính chắn trong suy nghĩ và hành động hơn là áp đặt lỗi sai và bắt con chịu phạt.

2.      Ra “quy tắc” với con ngay từ đầu để tạo tính kỷ luật

Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng ngoan và tự nhận ra lỗi của mình. Đối với những bé tính cách nghịch ngợm, quậy phá và hơi cứng đấu, việc để bé hiểu ra vấn đề bằng cách giải thích thật sự khó. Đây là lí do khiến nhiều bố mẹ thường phải dùng đến các biện pháp “đòn roi”.

Thay vì trách mắng, quát con khi con phạm lỗi, cha mẹ hãy đặt ra “quy tắc” với con ngay từ đầu: “Nếu con hư, quậy phá, biếng ăn, mẹ sẽ phạt con…”. Cách này giúp con có thời gian bình tĩnh, không bị bất ngờ khi bị phạt đồng thời ý thức được hành vi của mình là sai và không dám tái phạm lại nữa. Trẻ cũng học được cách đặt điều kiện và giữ lời hứa sau mỗi lần vi phạm.

3.      Phạt đứng hoặc ngồi trong phòng trống

Phạt bé đứng trong phòng trống 1 mình để bình tĩnh lại cũng là một hình thức phạt văn minh, giúp bé rèn được tính kỷ luật.

Trong trường hợp trẻ mới cãi, đánh nhau với bạn bè, hư với người lớn, cha mẹ đừng vội mắng phạt con ngay bởi lúc ấy bé còn đang nóng giận, dễ gây tâm lý chống đối. Cách tốt nhất là mẹ nên yêu cầu bé đứng úp mặt vào tường hoặc ngồi trong căn phòng trống một mình trong khoảng 15-30 phút, tùy độ tuổi để bé bình tĩnh trở lai. Sau đó mới ngồi lại nói chuyện và phân tích đúng sai cho con, lúc này sẽ “ngấm hơn”.

4.      Phạt con làm việc nhà

Làm việc nhà lầ một trong những hình phạt khá quen thuộc và mang lại nhiều lợi ích. Bé vừa có thể chia sẻ việc nhà với bố mẹ, vừa rèn luyện sức khỏe, các kỹ năng sống cơ bản, đồng thời cũng là một hình thức cảnh tỉnh để các con nhận ra lỗi sai của mình.

lam viec nha

Làm việc nhà cũng là một hình thức phạt mang lại nhiều lợi ích cho bé.

Cha mẹ có thể áp dụng khi bé mắc lỗi vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi, đồ đạc lung tung. Hình thức phạt con khoa học này phù hợp với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, vì lúc này trẻ đã hiểu được mọi thứ và việc xếp gọn gàng đồ chơi cũng phù hợp với sức con ở thời điểm hiện tại. Chúng vừa giúp rèn luyện trẻ khả năng làm việc nhà, đồng thời rèn luyện cho con ý thức trách nhiệm, để con hiểu rằng, khi con bày bừa ra thì chính con phải là người dọn dẹp chúng chứ không phải người khác.

5.      Tịch thu những món đồ bé yêu thích

Khi trẻ vứt đồ chơi lung tung hay làm hỏng đồ chơi thì sau khi yêu cầu bé nhặt lên mà bé không nghe lời thì cha mẹ nên để bé tự cảm nhận được hậu quả của hành vi đó bằng cách không được chơi hay thậm chí chạm vào món đồ đó trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này tạo một đức tính kỷ luật cho bé,  giúp bé có trách nhiệm, biết trân trọng đồ vật và những “người bạn” xung quanh mình hơn.

6.      Phạt đọc sách, vẽ tranh, chép phạt

Khi con phạm một số lỗi như dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác… để con không nảy sinh tâm lý chống đối và hư hơn, cha mẹ hãy yêu cầu con phải vẽ một bức tranh hoặc đọc hết một cuốn sách mang tính chất giáo dục. Sau đó để con chép phạt 1 câu hoặc 1 đoạn ý nghĩa nào đó trong cuốn sách. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh, điều chỉnh tâm lý và hành vi đồng thời còn kích thích được khả năng sáng tạo và ghi nhớ.

Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách khác nhau, do đó, cách giáo dục và nuôi dạy chúng cũng có sự khác biệt. Phụ huynh cần ở bên cạnh, lắng nghe, hiểu rõ và có những hình thức thưởng phạt phù hợp với con, giúp bé phát huy tính kỷ luật, đồng thời tránh việc quá nuông chiều cũng như phạt quá nặng, ảnh hưởng đến tâm lí và thể chất của bé.

Ý NHUNG

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]

Những điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24/12/2024. Theo đó, ngoài việc giảm 01 buổi thi, giảm 02 môn thi, tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% thì trong Quy chế năm […]

Bộ nhận diện Metro TP.HCM: Từ đồ án tốt nghiệp của sinh viên HSU đến biểu tượng phương tiện giao thông đô thị mới

Những ngày gần đây, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nhưng ít ai biết, logo và bộ nhận diện Metro TP.HCM không phải được thực hiện bởi các chuyên gia mà chính sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học Hoa Sen. Ngày 22/12/2024, […]