Tin tức
25/10/2019

Dạy các con làm người rồi mới truyền kiến thức

“Con chào cô Thoa ạ, nghe thấy học sinh chào tôi cũng trả lời cô chào con, mà sao con biết cô? Tôi hỏi vì thấy em đó không phải học sinh lớp tôi dạy, em đó nói vì con biết cô ạ, có em lại nói vì cô dạy lớp anh con ạ, và con rất quý cô.

Có con thấy tôi đi ngoài hành lang cũng chạy lại ôm lấy tôi và chào, có con trong lớp thì lại viết thư vào một mẩu giấy nhỏ với mấy câu là con rất yêu quý cô rồi đưa tận tay cho tôi, hôm thì lại là giấy màu gấp hình trái tim.

Các con đáng yêu lắm anh ạ, đó cũng là tình cảm, niềm vui và động lực của tôi trong mỗi ngày đến trường”, cô Thoa cho biết.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Đinh Thị Kim Thoa – giáo viên dạy môn tiếng Anh của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, chia sẻ:

“Bản thân tôi thấy trẻ em rất là đáng yêu, nhất là các con bậc tiểu học, và cũng chính vì lẽ đó tôi đã thi tuyển vào Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm.

Thời gian đầu mới vào trường thì tôi dạy cả cấp 1 và 2, đó cũng là quãng thời gian trải nghiệm đáng nhớ của tôi với các con, nhưng có lẽ vì tình yêu thương nên tôi đã quyết định chuyển hẳn sang dạy cấp 1, được đón tay và dạy các con từ những ngày đầu đến trường cũng là niềm hạnh phúc của tôi.

Đối với học sinh, tôi quan niệm trong mình phải có cả tình yêu thương và nghiêm khắc đối với các con, mặc dù yêu thương các con là việc các thầy cô nên làm, nhưng nếu cứ yêu thương vô điều kiện thì cũng chưa phải là đúng hoàn toàn.

Trong lớp đôi khi cũng có một vài con với tính cách đặc biệt, với những con bướng bỉnh, nghịch ngợm thì đôi khi tôi cũng phải tỏ ra nghiêm khắc, cũng là mong các con tiến bộ.

Với những con nhiều lần không nghe lời, khuyên giải không thành công thì tôi vẫn phải cần đến sự phối hợp của gia đình, vì nếu cứ để tình trạng con không chịu học bài, vô kỷ luật thì sẽ là điều không tốt cho tương lai của con sau này.

Cứ áp dụng việc phạt, viết bản kiểm điểm, báo tin và phó mặc cho gia đình thì các con sẽ mặc cảm, có thể trở nên bướng bỉnh hơn và sẽ diễn biến theo một chiều hướng không tốt.

Tôi thường gặp riêng phụ huynh của những con có tính cách đặc biệt đó, trao đổi để hiểu tình cảnh gia đình cũng như tính nết, rồi từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục các con cho phù hợp.

Ngay từ đầu năm khi đón các con vào lớp, tôi thường có vài buổi nói chuyện để làm quen, hỏi han từng con để hiểu tính cách, gia đình, việc này cũng giúp ích rất nhiều cho việc dạy dỗ trên lớp.

Các con bậc tiểu học thường hay bắt trước câu nói, hành động của người khác hoặc trên phim ảnh, có một vài con còn nói bậy ở trong giờ học của chuyên gia, mặc dù các con chưa hiểu nghĩa của từ nói bậy đó, với những trường hợp như vậy thì tôi thường gặp riêng các con vào cuối buổi học.

Tôi phải giải thích cho con hiểu rằng nếu nói những câu như vậy là không đúng, không lịch sự và cô hy vọng lần sau các con sẽ không nói như vậy nữa, thường thì những trường hợp đó các con đều hiểu ra và không tái phạm.

Hàng năm, Ban giám hiệu nhà trường cũng tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi được ra nước ngoài để trải nghiệm phương pháp dạy học của một số nước tiên tiến, chính những chuyến đi đó cũng giúp ích cho giáo viên rất nhiều trong việc dạy các con ở trường.

Sau những chuyến học tập như vậy thì bản thân tôi thấy mình có ý thức hơn, cần phải tôn trọng các con hơn cũng như dành nhiều cơ hội hơn nữa cho các con sửa đổi.

Tôi thường nói với các con và phụ huynh rằng ở bậc tiểu học thì lượng kiến thức không phải là nhiều, toàn kiến thức cơ bản và không quá khó, nhưng quan trọng là các con phải được rèn nếp.

Bản thân tôi cố gắng làm sao để đưa các con vào nền nếp, từ lời ăn tiếng nói, quan hệ với bạn bè, gia đình và các thầy cô…nhưng cũng không phải là bằng mọi cách, mà tôi nghĩ việc đó phải rèn từ từ mỗi ngày một chút, chứ cứ cố áp đặt thì mọi chuyện sẽ phản tác dụng.

Qua nhiều năm giảng dạy thì tôi thấy mình phải yêu thương các con hơn nữa, mềm mỏng nhưng vẫn phải đủ cứng rắn, phải dạy các con làm người trước rồi mới dạy kiến thức, dạy về ý thức, thái độ, hành vi… và đó cũng là tiêu chí của tôi”, cô Thoa chia sẻ.

gdvn co thoa dtd 3 1 Dạy các con làm người rồi mới truyền kiến thức

gdvn co thoa dtd 2 1 Dạy các con làm người rồi mới truyền kiến thức

 

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Ngành Digital Marketing có gì khác so với ngành Marketing truyền thống?

Sự khác biệt chính giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing nằm ở phương tiện và công cụ được sử dụng. Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị số) được hiểu là hình thức sử dụng công nghệ số, internet làm phương tiện cho các hoạt động truyền thông và marketing. Nói cách khác, Digital […]

Vì sao đại học Mỹ ngày càng đắt đỏ?

Đầu tư cho giáo dục giảm, nhu cầu học đại học tăng là những nguyên nhân khiến chi phí học đại học tại Mỹ ngày càng đắt đỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là khoản đầu tư xứng đáng. Theo dữ liệu của tổ chức giáo dục College Board, trong năm […]

4 kỹ năng tuyệt vời giúp học sinh sử dụng ChatGPT hiệu quả

Sự ra đời của ChatGPT đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục toàn cầu. Các trường học băn khoăn liệu họ nên cho phép hay cấm ChatGPT, giáo viên – những người có thể sử dụng nó để hỗ trợ soạn giáo án – tự hỏi liệu họ có nên cho phép […]

HIU tổ chức chuyên đề Đột quỵ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Trong khuôn khổ buổi lễ chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã tổ chức buổi tổ chức toạ đàm chuyên đề: “Đột quỵ và những điều cần biết” với sự chia sẻ của Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Khiên – Bệnh viện 115, TP.HCM. Các […]

Gợi ý 6 hoạt động Giáng sinh thú vị cho cả gia đình

Nhắc tới Giáng sinh, nhiều trẻ em háo hức mong chờ hình ảnh ánh đèn lung linh bên trong nhà và sự xuất hiện của những cây thông, ông già Noel. Vậy các bậc phụ huynh đã có ý tưởng gì cho các bé chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo một số gợi ý từ […]