Học đại học là quá trình “rèn thành người” trước khi thành nghề, trang bị tư duy, kiến thức, kỹ năng… cho sinh viên, theo PGS.TS. Triệu Thế Việt, giảng viên Trường ĐH Gia Định.
Đây là câu trả lời cho câu hỏi “Học đại học để làm gì?” của PGS.TS. Triệu Thế Việt – Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Ông nhận định, nếu mục đích cuộc đời chỉ đơn thuần là kiếm tiền, dù không học đại học, người lao động vẫn có thể đạt được.
Tuy nhiên, đại học mang đến cho sinh viên một hành trang để làm người và hành nghề. Trường đại học cung cấp tư duy, phương pháp, phông văn hóa, nguyên tắc ứng xử, các mối quan hệ, đạo làm người…
“Vì vậy, học đại học sẽ rèn chúng ta thành người trước. Đồng thời, môi trường đại học cho chúng ta những mối quan hệ, sự tương tác để trưởng thành như một công dân đầy bản lĩnh”, ông nói thêm.
Lấy ví dụ bằng câu chuyện của bản thân, trước khi học mỹ thuật, PGS.TS. Triệu Thế Việt từng là thợ nặn tượng. Sau đó, ông quyết tâm học đại học. Sau khi tốt nghiệp, ông lại tiếp tục hành nghề, học nghề. Từ đó, nam giảng viên nhận ra, khi “thành người”, việc “thành nghề” sẽ dễ hơn. Ngược lại, nếu “thành nghề” trước khi “thành người”, hành trình này có thể rất vất vả.
Đồng quan điểm, ThS.LS. Trịnh Hữu Chung – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định khẳng định, học đại học là bước đầu trang bị cho sinh viên nền tảng và phương pháp để phát triển bản thân, sự nghiệp.
“Học không chỉ vì tấm bằng mà chúng ta cần học tập suốt đời, liên tục cập nhật, nâng cấp, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển bùng nổ hiện nay”, ông nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong quá trình học, sinh viên nên trau dồi kiến thức công nghệ, kỹ năng mềm liên quan đến lĩnh vực đang theo đuổi, thực hiện nghiên cứu chuyên sâu. Như vậy, khi gia nhập thị trường lao động, các bạn sẽ có lựa chọn nghề nghiệp đa dạng hơn.
Bổ sung về phương pháp học đại học, PGS. TS. Triệu Thế Việt chia sẻ, học đại học khác hoàn toàn so với bậc THPT. Sinh viên cần chủ động học tập, nghiên cứu, bám sát thầy cô, tự tích lũy hành trang.
“Bạn giống như người thợ mỏ, tích cực quan sát, lắng nghe, tìm kiếm ‘vỉa quặng’ phù hợp và cần mẫn ‘đào’, khai thác triệt để suốt thời gian học”, ông nói thêm.
Ông cũng cho biết, Trường Đại học Gia Định (GDU) xây dựng môi trường đào tạo dựa trên phương châm này, sẵn sàng hỗ trợ, khuyến khích sinh viên rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, học tập suốt đời.
Trường chú trọng cải thiện, nâng cao chất lượng giảng dạy, lấy sinh viên làm trung tâm, đồng thời, kết hợp nhiều lĩnh vực để trang bị cho sinh viên nền tảng rộng và phương pháp tự học, rèn luyện khả năng thích… Theo số liệu khảo sát ba năm gần nhất, tỷ lệ sinh viên GDU ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt mức 96%. Một số doanh nghiệp đã “đặt hàng” nguồn nhân lực tại đây.
Cuối năm 2021, Trường đại học Gia Định được Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (CEA-AVU&C) trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở. Đến nay, 7 chương trình đào tạo đã thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
GDU cũng liên tục mở rộng mạng lưới giảng viên, chuyên gia, mời thạc sĩ, tiến sĩ, nghiên cứu viên từ nước ngoài tham gia giảng dạy. Đồng thời, trường đẩy mạnh ký kết hợp tác với gần 200 doanh nghiệp. Sinh viên được kiến tập, thực tập, cọ xát thực tế từ năm nhất.
Bên cạnh đó, hầu hết các ngành học tại đây có mức học phí dao động từ 12,75 đến15 triệu đồng. Trường tinh gọn thời gian đào tạo trong ba năm với 8 học kỳ. Khi đóng trọn gói học phí toàn khóa, tân sinh viên sẽ được giảm 20% và đóng từ 80 triệu đồng để hoàn thành chương trình học tại trường.
Hiện, Trường Đại học Gia Định đào tạo 49 ngành, chuyên ngành. Trong thời gian tới, trường sự kiến mở thêm bốn ngành học, gồm: Công nghệ truyền thông, Công nghệ tài chính, Luật quốc tế, Kinh doanh thời trang và dệt may, nằm bắt kịp xu hướng thị trường và nhu cầu nguồn nhân lực,
Năm 2024, GDU dành 60% chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy đối với phương thức xét kết quả học bạ THPT, điểm xét tuyển từ 16,5 điểm.
Minh Uyên