Đại Học
01/07/2020

HSU tổ chức triển lãm “Đặc sắc văn hoá Việt – Nhật”

HSU-trien-lam
Hoạt động triển lãm được diễn ra vào buổi sáng từ 10h00 đến 13h00 tại đường sách TP.HCM

Triển lãm là cơ hội du khách và người tham gia sự kiện thỏa thích tản bộ và chụp hình check-in với tiểu cảnh được các sinh viên đề án dàn dựng dựa trên ý tưởng về biểu tượng văn hóa hai nước Việt – Nhật. Du khách và người tham gia sự kiện còn được tận mắt so sánh “Đất nước mặt trời mọc” và “Dải đất hình chữ S” qua những hình ảnh về những nét tương đồng của hai nền văn hóa, xem những đôi guốc gỗ mang đậm phong cách hai nước, những cánh hạc giấy, vành nón lá Việt Nam,… 

HSU-trien-lam2
Màn biểu diễn trà đạo của hai đất nước Á Đông (Việt Nam – Nhật Bản).

Hoạt động sân khấu được diễn ra vào buổi chiều. Mở đầu chương trình sân khấu là những tiết mục biểu diễn văn nghệ gồm đàn guitar và hát do các bạn Saigon Corners trình bày. Màn giao lưu cùng diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang – chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hoá Nam Bộ đã giúp khán giả tìm hiểu khái quát về lịch sử Ngoại giao Việt – Nhật”. Diễn giả Hồ Nhựt Quang cũng giới thiệu những nét đặc sắc tương đồng trong văn hóa Việt – Nhật và giao lưu, trò chuyện hỏi đáp cùng với Mr. Saeki- giám đốc công ty Blooming. 

HSU-trien-lam3
Diễn giả Hồ Nhựt Quang giao lưu, trò chuyện hỏi đáp cùng với Mr. Saeki- giám đốc công ty Blooming. 

Trong chương trình, tiết mục “Cụ Phan Viếng bạn” được trình diễn tái hiện lại năm 1906, khi phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ và được gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh. Đặc biệt, tiết mục này được sáng tác bởi diễn giả văn hoá tài năng Hồ Nhựt Quang.

Phần biểu diễn thể hiện sự đặc sắc, nét tương đồng và cả giao thoa của hai nền văn hoá cũng được tiếp nối, đó là tiết mục “Traditional Costume & Tea Ceremony Fashion Show” (trình diễn trang phục truyền thống và trà đạo) hết sức hấp dẫn đến từ các bạn sinh viên Khoa Du lịch Trường Đại học Hoa Sen năng động. Phần trình diễn đã rất ấn tượng và nhận được rất nhiều tràng pháo tay từ khán giả. 
Khép lại sự thành công của chương trình là vở diễn “Công chúa Ngọc Hoa” được đưa về nhà chồng người Nhật. Với chất liệu cải lương, vở diễn đã giúp người xem hiểu thêm về lịch sử và yêu quý hơn những con người đã có công kết nối văn hóa của hai nước từ xa xưa.

(Theo hoasen.edu.vn)

 

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]

Bộ nhận diện Metro TP.HCM: Từ đồ án tốt nghiệp của sinh viên HSU đến biểu tượng phương tiện giao thông đô thị mới

Những ngày gần đây, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nhưng ít ai biết, logo và bộ nhận diện Metro TP.HCM không phải được thực hiện bởi các chuyên gia mà chính sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học Hoa Sen. Ngày 22/12/2024, […]