Tin tức
03/08/2020

Thời đại công nghệ 4.0, học sinh cần những kỹ năng nào?

Kỹ năng ngoại ngữ 

Từ trước đến nay, bất kể cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 hay thời đại công nghiệp 4.0, ngoại ngữ luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là Tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu, thứ tiếng phổ biến và được sử dụng như ngôn ngữ thứ 2 ở đa số các quốc gia trên thế giới. 

ky-nang
Tiếng Anh được hiểu và nói bởi 1-1,6 triệu người khác trên thế giới.

Việc thành thạo tiếng Anh sẽ giúp học sinh kết nối với cả thế giới, tiếp cận được kho thông tin, dữ liệu quý giá và khổng lồ, phục vụ cho việc học. Nếu các bạn muốn tận dụng tối đa internet và khai thác sâu các kho kiến thức online thì Tiếng Anh sẽ là công cụ tốt nhất bởi nguồn dữ liệu phần lớn của các nước lớn bên ngoài. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp bạn giao tiếp tốt với bạn bè, giáo viên người nước ngoài thuận lợi hơn trong việc du học.  Do đó, học sinh nào có có kỹ năng ngoại ngữ tốt chính là một lợi thế.

Kỹ năng tư duy 

Theo định nghĩa của Tổ chức đánh giá và Giảng dạy các kỹ năng của thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm 4 nhóm kỹ năng chính, trong đó có kỹ năng tư duy (tư duy sáng tạo và tư duy phản biện). 

Với tư duy sáng tạo, con người sẽ chủ động được với mọi thay đổi của thế giới, đồng thời bẻ gãy tư duy đóng khung (fixed mind), luôn tìm tòi và phát hiện ra các khía cạnh mới của vấn đề sẽ giúp học sinh chủ động giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.  

Những ý tưởng sáng tạo đôi khi sẽ đến với bạn một cách tự nhiên, bất chợt. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nhận ra và biết cách sử dụng chúng rồi biến chúng thành hiện thực. Tư duy sáng tạo cũng có thể rèn luyện với những thao tác rất đơn giản, bạn cần tích cực ghi chép những gì mà người đi trước đã sáng tạo ra. Nghe hơi “vô lý” khi trong thời đại ngày nay, con người ai ai cũng muốn thúc đẩy tính sáng tạo và tính mới của bản thân. Nhưng việc sao chép lại những gì đã từng được làm, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những cái đã có để từ đó sáng tạo hơn nữa trong tương lai.

 

ky-nnag2
Luyện tập phản biện giúp học sinh có cách tư duy tốt hơn.

Hãy hành động!  Bất kỳ ai sinh ra cũng có khả năng tư duy sáng tạo, nhưng nếu không hành động thì khả năng đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, bạn đừng cứ ngồi ì chờ mọi việc sẽ tự được giải quyết hoặc sẽ có người giải quyết giúp bạn mà hãy vận động trí óc của mình, hãy nghĩ làm thế nào để giải quyết công việc của bạn như thế nào nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất. 

Với tư duy phản biện, bạn sẽ đánh giá, nghiên cứu vấn đề, làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề để đưa ra những quyết định phù hợp cho bản thân, tránh bị dẫn dắt, xâm lấn lý trí. 

Đây là thời đại của công nghệ và bùng nổ tin tức. Con người có thể dễ dàng tiếp cận hàng ngàn thông tin trên toàn cầu từ mọi phương tiện truyền thông. Không gian và thời gian dường như không còn là yếu tố có sức ảnh hưởng quá lớn đủ để cản trở bạn tiếp cận với các thông tin ấy. Thế nhưng, quá nhiều tin tức thường khiến chúng ta bối rối và choáng ngợp. Nếu thiếu sự phân tích đúng đắn chúng ta sẽ dễ dàng bị “dắt mũi” bởi một luồng thông tin sai lệch.

Đặt câu hỏi là một cách đơn giản nhất để rèn luyện tư duy phản biện. Bạn nên nhớ không có một câu hỏi nào là ngớ ngẩn cả, khi bạn biết đặt những câu hỏi, đó đã là giai đoạn đầu của tư duy phản biện rồi. Trước mọi vấn đề trong cuộc sống, não bộ con người luôn tò mò, sự tò mò thể hiện bằng việc đưa ra hàng loạt các câu hỏi. Song, đa số mọi người chỉ xoay quanh các câu hỏi “Tại sao? Tại sao?”, mà quên đi những phần căn bản khác.

Vì vậy, xây dựng lên hệ thống câu hỏi bắt đầu bằng: What – When – Where – Why- Who – How chính là việc áp dụng phương pháp 5W1H trong tư duy phản biện. Việc đặt câu hỏi có lẽ chưa hẳn giúp ta có ngay được đáp án, nhưng chắc chắn nó sẽ cung cấp cho chúng ta những gạch đầu dòng tổng quát nhất để chuẩn bị cho việc tìm kiếm thông tin. 

Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin 

Bước vào thời đại 4.0, mọi ngành nghề đều bị tác động mạnh mẽ bởi công nghệ thông tin. Có thể nói, cốt lõi của Cách mạng công nghiệp 4.0 là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin xuất hiện trong hầu khắp các lĩnh vực như: kinh tế, dịch vu, y tế, giáo dục,…

ky-nang3
Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin là kỹ năng cần thiết đối với học sinh hiện nay.

Khi mọi thứ đều dựa trên công nghệ, đều sử dụng công nghệ thông minh để đem lại tiện ích và phục vụ nhu cầu cho con người. Việc mỗi cá nhân trang bị kiến thức đầy đủ, cơ bản về công nghệ thông tin là rất cần thiết nếu không muốn bị coi là lạc hậu, đi chậm so với thời đại. Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin là yêu cầu của đa số các nhà tuyển dụng hiện nay, vì hầu hết chúng ta khi làm việc đều sử dụng máy vi tính, các công cụ hỗ trợ hoặc các ứng dụng để công việc được hiệu quả hơn. 

Nếu bắt kịp kiến thức về những công nghệ mới nhất, quan trọng nhất, dù bạn không phải là lập trình viên hay chuyên gia máy tính, bạn vẫn có thể thích ứng với mọi thay đổi về công nghệ và làm chủ nó dễ dàng. Thường xuyên theo dõi xu hướng công nghệ, rèn luyện những kỹ năng hoặc tham gia những khóa học về công nghệ sẽ giúp bạn cải thiện và duy trì được kĩ năng này.
 

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]

Những điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24/12/2024. Theo đó, ngoài việc giảm 01 buổi thi, giảm 02 môn thi, tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% thì trong Quy chế năm […]

Bộ nhận diện Metro TP.HCM: Từ đồ án tốt nghiệp của sinh viên HSU đến biểu tượng phương tiện giao thông đô thị mới

Những ngày gần đây, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nhưng ít ai biết, logo và bộ nhận diện Metro TP.HCM không phải được thực hiện bởi các chuyên gia mà chính sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học Hoa Sen. Ngày 22/12/2024, […]