Học Ngôn ngữ Hàn Quốc nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tới 50 triệu đồng/tháng

Trong bối cảnh mối quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng phát triển, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc đang trở thành một trong những ngành học thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Hiện nay, khá nhiều cơ sở giáo dục đại học đã và đang đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học.

Thực tế, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại các trường đại học không chỉ dạy về các kỹ năng nghe – nói – đọc viết mà còn được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng ngôn ngữ, sử dụng ngôn từ; tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, xu thế nghề nghiệp và các kỹ năng chuyên môn trong công việc.

Học ngôn ngữ Hàn Quốc không chỉ để đọc thông viết thạo tiếng Hàn

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Tô Minh Tùng – Phó trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Quốc tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết, học tiếng Hàn tại các trung tâm chỉ tập trung vào các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản để lấy chứng chỉ.

Trong khi đó, tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc được thiết kế trên cơ sở chương trình đào tạo của Đại học Konkuk, Đại học Quốc gia Chungbuk, Đại học Nữ Seoul. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc được trang bị kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hoá Hàn Quốc, những kiến thức thực tiễn trong công việc để tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế.

7a629c7a2d7c8e22d76d.jpg
Tiến sĩ Tô Minh Tùng – Phó trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Quốc tế – Trưởng bộ môn Ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. 

Cụ thể, cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ được học khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở khối ngành, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành về ngôn ngữ Hàn Quốc. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo còn có hệ thống các môn học tự chọn phong phú gắn liền với thực tiễn yêu cầu trong công việc cần có của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Phó trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Quốc tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng, việc tuân theo một chương trình đào tạo bài bản tại bậc đại học sẽ giúp rút ngắn thời gian học ngoại ngữ. Những kiến thức chuyên sâu ở đại học sẽ giúp người học có một cái nhìn sâu sắc và nghiêm túc hơn với ngoại ngữ. Từ đó nâng cao giá trị bản thân và đóng góp cho quá trình giao lưu hội nhập quốc tế của đất nước.

Chương trình đào tạo các ngành ngôn ngữ nói chung và ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc nói riêng tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng hoàn toàn khác so với các chương trình học tại các trung tâm dạy ngôn ngữ. Sinh viên được thực hành ngôn ngữ chuyên ngành với giáo viên bản xứ, học các kỹ năng nghề nghiệp và văn hoá các nước.

Nhà trường chú trọng cung cấp cho sinh viên những kiến thức mới nhất về các quốc gia trong khu vực và xu hướng hội nhập giao lưu quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện tại.

Ngoài ra, trường có những chương trình trao đổi ngắn hạn tại quốc gia ngôn ngữ chuyên ngành, sinh viên có thể sang nước ngoài để học tập trải nghiệm và chuyển điểm học phần. Tại trường, sinh viên cũng có thể giao lưu với các sinh viên từ nước ngoài đến trao đổi. Đồng thời, các bạn có nhiều cơ hội du học trải nghiệm và học lên bậc học cao hơn tại nước ngoài.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc

Tiến sĩ Tô Minh Tùng cho hay, năm 2022, Việt Nam và Hàn Quốc kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hiện, Việt Nam và Hàn Quốc đã là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Các hoạt động về kinh tế, giao lưu văn hoá, trao đổi học thuật, chuyển giao công nghệ giữa hai nước ngày càng phát triển.

Sức ảnh hưởng của Hàn Quốc tại Việt Nam thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực như âm nhạc, phim ảnh, thời trang, làm đẹp, game, ẩm thực và công nghệ thông tin.

Những số liệu về tỷ lệ khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam, các hội chợ, hội thảo chuyển giao công nghệ, sự phát triển của chuỗi cửa hàng ẩm thực Hàn Quốc, sự du nhập mỹ phẩm và công nghệ làm đẹp Hàn Quốc, cũng như tỉ lệ xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc… ngày càng tăng.

Những điều này đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có khả năng hiểu và truyền đạt ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc. Đây chính là những cơ hội việc làm dành cho các bạn cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

So với tiếng Anh – ngôn ngữ đã được phổ cập và có lịch sử đào tạo khá lâu tại Việt Nam thì tiếng Hàn như một “làn gió mới” với nhiều triển vọng phát triển.

Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có thể làm việc tại rất nhiều vị trí như: hướng dẫn viên du lịch, làm việc tại ngân hàng Hàn Quốc, tại công ty tổ chức sự kiện giao lưu văn hoá Việt Nam – Hàn Quốc, giảng dạy tiếng Hàn tại trung tâm ngôn ngữ…

Phạm Thái Thanh Vy – cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng cho biết, văn hóa, âm nhạc và phim ảnh Hàn Quốc là một trong những lí do khiến chị tìm hiểu và lựa chọn theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. Từ sở thích ban đầu, Thanh Vy đã tìm hiểu và nhận thấy tiềm năng, cơ hội việc làm tương lai của ngôn ngữ này.

418947617_363625616489533_2892706564115630828_n.jpg
Phạm Thái Thanh Vy – cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng. 

“Thời điểm năm 2013, các tập đoàn, công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam khá nhiều và lúc đó tiếng Hàn cũng chưa thực sự phổ biến, mức độ cạnh tranh cũng không cao như tiếng Anh hay tiếng Trung Quốc. Tôi nhận thấy nếu như học và hiểu về ngôn ngữ Hàn Quốc thì đây sẽ là cơ hội lớn cho công việc tương lai”, chị Vy nói.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Thanh Vy đã có cơ hội sang Hàn Quốc du học và tốt nghiệp MBA của Đại học Soongsil của Hàn Quốc. Hiện tại, Thanh Vy đang làm việc cho thương hiệu mỹ phẩm Huxley tại Seoul, Hàn Quốc với mức lương hơn 2.700.000 won/tháng (tương đương 50 triệu đồng/tháng).

Thanh Vy nhận định, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc hiện nay vẫn đang là ngành “hot”. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc xem Việt Nam là thị trường tiềm năng và đang đẩy mạnh đầu tư tạo ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Chỉ biết tiếng Hàn là chưa đủ, cần có chuyên môn ở các lĩnh vực khác

Thanh Vy cũng cho rằng, nếu chỉ biết tiếng Hàn và không có chuyên môn tại một lĩnh vực cụ thể thì sẽ khó phát triển lâu dài. Song song với việc học ngôn ngữ Hàn Quốc, các bạn sinh viên cần trang bị thêm cho bản thân những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể, làm tiền đề phát triển sau này. Đây cũng là lý do nên lựa chọn học ngôn ngữ chuyên sâu tại các trường đại học thay vì các trung tâm ngôn ngữ.

Trường đại học không chỉ cung cấp một tấm bằng có giá trị mà còn giúp sinh viên phát triển toàn diện những kỹ năng thông qua những hoạt động ngoại khóa.

Ngoài ra, trường sẽ cung cấp cho sinh viên những gói học bổng đến từ nhà trường hay các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp thông qua trường đại học cũng đề xuất những vị trí việc làm phù hợp cho sinh viên, đây là các cơ hội khó tìm được tại các trung tâm chỉ dạy ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có nhiều hoạt động giao lưu trao đổi quốc tế giúp sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm sau khi ra trường. Đồng thời, nhà trường cũng có những chương trình trải nghiệm và định hướng nghề nghiệp tương lai cho sinh viên cụ thể. Những điều tích lũy từ các hoạt động trong trường đại học chính là nền tảng và cũng là kinh nghiệm để các bạn có thể viết vào hồ sơ xin việc sau này.

Trần Phàn – cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, từng may mắn được tham gia chương trình trao đổi với Đại học Gwangju (Hàn Quốc), đây cũng là nơi Trần Phàn đang học thạc sĩ.

Trần Phàn chia sẻ, trong thời gian học tập trao đổi, anh đã quen biết các giáo sư, thầy cô giảng viên tại Đại học Gwangju và được truyền lửa để có quyết định học thạc sĩ ngành Giáo dục tiếng Hàn tại đây.

“Tôi muốn học và nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp học, giảng dạy tiếng Hàn, dự tính tương lai tôi sẽ tiếp tục học tiếp lên tiến sĩ tại Hàn Quốc”, anh Phàn cho hay.

e39e3b218bd6288871c7.jpgTrần Phàn – cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cùng giảng viên hướng dẫn.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Phàn đã có thời gian làm việc tại bộ phận tổng vụ của chi nhánh nhượng quyền nhà hàng Dookki trước khi sang Hàn học thạc sĩ.

Công việc chính của anh là phiên dịch, biên dịch những văn bản, tài liệu từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại. Mức lương cơ bản thời điểm đó của Trần Phàn là 10-15 triệu đồng/ tháng.

Trong quá trình làm việc, anh Phàn cho biết, bản thân đã tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức về thuế, kế toán, những từ ngữ chuyên ngành kinh tế để có thể truyền đạt một cách tường tận, đúng, đủ và dễ hiểu nhất các văn bản này.

Theo cựu sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, thành thạo tiếng Hàn Quốc đã là một lợi thế, nhưng khi đi làm và dịch cho từng ngành nghề khác nhau, người dịch cần có kiến thức về ngành nghề đang dịch, biết được từ ngữ chuyên ngành để công việc có thể thuận lợi.

Khi học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, công việc sẽ phải tiếp xúc với người Hàn Quốc nhiều. Các bạn nên học hỏi và tìm hiểu thật kỹ về văn hóa, phong cách làm việc, cách ứng xử giao tiếp với người Hàn Quốc để hiệu quả công việc được cao hơn.

Thùy Trang

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

GDU đồng hành cùng 2K7 trên hành trình chọn nghề, chọn ngành

Hỗ trợ toàn diện để 2K7 tự tin bước vào tương lai!  Trường Đại học Gia Định (GDU) sẵn sàng đồng hành cùng các bạn học sinh thông qua chương trình hướng nghiệp “Chọn nghề, chọn ngành, chọn trường cùng 2K7”. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của các lãnh đạo doanh nghiệp, […]

HIU tổ chức trao quà Tết cho sinh viên xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí hân hoan chào đón năm mới 2025, sáng 31/12/2024, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã tổ chức Lễ trao quà Tết Xuân Ất Tỵ. Chính thức khởi động chương trình trao quà Tết cho sinh viên năm 2025. Trong ngày đầu tiên, HIU đã tặng gần 500 phần quà […]

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]