Tin tức
14/11/2019

Câu chuyện giáo dục: Con học, cha mẹ đua tranh

Việc xếp hạng này trên thực tế cũng làm hài lòng nhiều phụ huynh. Sẽ có những phụ huynh vui, thậm chí tự hào về thứ hạng của con mình; nhưng còn nhiều phụ huynh khác hoặc tặc lưỡi cho qua, hoặc “buồn như con chuồn chuồn” vì con mình bị xếp hạng quá thấp.

Thực ra, chuyện xếp hạng này đã có từ… thời thuộc Pháp, ở các trường tiểu học. Sau khi nước VN Dân chủ cộng hòa được thành lập, việc xếp hạng HS không còn là yêu cầu bắt buộc nữa, nhưng các trường tiểu học (gọi là cấp 1) vẫn duy trì. Nếu hồi đó, chuyện xếp hạng khiến HS phấn đấu hơn, cố học cho tốt hơn, còn cha mẹ không quan tâm nhiều lắm, thì bây giờ chuyện xếp hạng con cái ở trường lại khiến cha mẹ nhiều khi phấn khởi quá mức, nhiều khi bức xúc quá đà, và nhiều khi thành cuộc đua tranh của… cha mẹ, chứ không phải của HS nữa.

Cơ sự vì bây giờ có mạng xã hội, mọi chuyện, nhất là chuyện học hành của con cái, đều được cha mẹ đưa “lên mạng” với nhiều tâm tình khác nhau. Có người để… khoe con học giỏi, có người để than trách vì sao điểm số con mình thấp, có người lại tìm những nguyên nhân con mình không xếp hạng cao ở những “đối tượng” ngoài con mình. Dù là với mục đích gì, thì tự nhiên, chuyện học hành bình thường của con trở thành “cuộc đua” của cha mẹ một cách không cần thiết.

Nhiều lớp học đã cho số điểm tổng kết xếp hạng cuối năm ở mức… cao ngất ngưởng, lớp có 43 HS thì 42 em đạt loại giỏi. Xếp hạng hay cho điểm như thế, thà đừng cho điểm gì cả lại hay hơn. Vì các em sẽ không cảm thấy mình “bị bỏ lại phía sau”, còn thầy cô thì cũng nhẹ lòng.

Chính vì thế, việc bỏ xếp hạng trong lớp trở thành yêu cầu bắt buộc.

Nhưng vấn đề ở đây không chỉ bỏ xếp hạng, mà cái chính là bỏ tư tưởng chạy theo thành tích ở các trường, các lớp. Từ câu chuyện của phụ huynh đã thành câu chuyện của giáo viên, của nhà trường, và cuối cùng, của các bậc lãnh đạo trường hay sở. Ai cũng muốn có thành tích cao, và thay vì đó là thành tích thật, thì mình cứ cho “thành tích ảo” đi, nếu có mất, chỉ mất… điểm thừa trên “thế giới ảo”, còn nếu được, thì được rất nhiều thứ.

Trẻ con, từ chỗ là sự “đặt cược” của cha mẹ, thành sự “đặt cược” của lớp học, của nhà trường và cao hơn. Các thành tích cứ thế được được “ban” ra như mưa rào tháng hạ, mọi người đều vui, chỉ có việc thực học là… buồn, vì thất bại.

Dạy và học như thế, thà đừng cho điểm còn hơn.

Thực ra, đã có những nước trên thế giới không áp dụng cho điểm ở bậc tiểu học hay THCS. Chỉ có những đánh giá về từng mặt của HS, từ khả năng tới kỹ năng, từ học hành tới vui chơi, vậy thôi. Hiện nay VN cũng áp dụng điều này ở cấp tiểu học.

Nói cho cùng, HS nhỏ tuổi ở các lớp tiểu học hay THCS học để vui sống, học để biết những cái chưa biết, chứ không quan tâm học vì điểm số.

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Ngành Digital Marketing có gì khác so với ngành Marketing truyền thống?

Sự khác biệt chính giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing nằm ở phương tiện và công cụ được sử dụng. Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị số) được hiểu là hình thức sử dụng công nghệ số, internet làm phương tiện cho các hoạt động truyền thông và marketing. Nói cách khác, Digital […]

Vì sao đại học Mỹ ngày càng đắt đỏ?

Đầu tư cho giáo dục giảm, nhu cầu học đại học tăng là những nguyên nhân khiến chi phí học đại học tại Mỹ ngày càng đắt đỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là khoản đầu tư xứng đáng. Theo dữ liệu của tổ chức giáo dục College Board, trong năm […]

4 kỹ năng tuyệt vời giúp học sinh sử dụng ChatGPT hiệu quả

Sự ra đời của ChatGPT đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục toàn cầu. Các trường học băn khoăn liệu họ nên cho phép hay cấm ChatGPT, giáo viên – những người có thể sử dụng nó để hỗ trợ soạn giáo án – tự hỏi liệu họ có nên cho phép […]

HIU tổ chức chuyên đề Đột quỵ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Trong khuôn khổ buổi lễ chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã tổ chức buổi tổ chức toạ đàm chuyên đề: “Đột quỵ và những điều cần biết” với sự chia sẻ của Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Khiên – Bệnh viện 115, TP.HCM. Các […]

Gợi ý 6 hoạt động Giáng sinh thú vị cho cả gia đình

Nhắc tới Giáng sinh, nhiều trẻ em háo hức mong chờ hình ảnh ánh đèn lung linh bên trong nhà và sự xuất hiện của những cây thông, ông già Noel. Vậy các bậc phụ huynh đã có ý tưởng gì cho các bé chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo một số gợi ý từ […]