Giáo dục cần chú trọng dạy người hơn dạy chữ

Human đã có buổi trao đổi với TS. Đỗ Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuyên môn khối K-12 đồng thời kiêm nhiệm Phó chủ tịch Hội đồng giáo dục NHG – để tìm hiểu về việc quyết định thành lập này.

NHG-thay-cuong
TS. Đỗ Mạnh Cường – Phó Chủ tịch Hội đồng giáo dục NHG 

Human: Lần đầu tiên một tập đoàn thành lập các hội đồng, ban chức năng chuyên trách hoạch định và thực hiện các hoạt động giáo dục một cách bài bản, chuyên sâu và hiệu quả. Thầy có thể cho biết lý do và câu chuyện ra đời Hội đồng Giáo dục NHG?

TS. Đỗ Mạnh Cường:  Tuy bây giờ NHG mới công bố việc thành lập nhưng thật ra Hội đồng Giáo dục đã có từ trước đó – thông qua Ban cố vấn của NHG, bao gồm những vị giáo sư, học giả, chuyên gia đầu ngành lĩnh vực giáo dục. Trong đó, GS. Ngô Sỹ Đình, GS. Ngô Ngọc Khanh, ThS. Hoàng Thị Dạ Hương… đều là những người đã tham gia xây dựng triết lý giáo dục Nhân bản của Tập đoàn. NHG xác định vai trò giáo dục của mình và xây dựng nên những ngôi trường không chỉ dạy chữ mà quan trọng là phát triển con người; không chỉ phát triển trí tuệ, kiến thức nhưng phải nuôi dưỡng tâm hồn. Đó là tiền đề của việc NHG thành lập Hội đồng Giáo dục và các ban chuyên trách.

NHG-sga
Học sinh Trường Mầm non Quốc tế Saigon Academy (SGA) khám phá thế giới tự nhiên tại vườn cây nhà trường 

Human: Hội đồng Giáo dục đã khởi tạo và NHG chọn theo đuổi triết lý giáo dục Nhân bản trong suốt thời gian qua như thế 
nào, thưa thầy?

TS. Đỗ Mạnh Cường: Những đứa trẻ hôm nay đang thiếu định hướng, động lực và không có người đồng hành. Vì lẽ đó, NHG chọn Triết lý giáo dục Nhân bản làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nhấn mạnh đến đối tượng (gốc rễ) của giáo dục phải là chính con người, từ đó, sao cho mỗi đứa trẻ được phát huy tất cả khả năng đặc biệt của mình, hoàn thiện nhân phẩm và được bồi đắp những giá trị nhân văn.

Human: Hội đồng Giáo dục NHG và Ban chuyên môn K-12 sẽ cộng hưởng ra sao để hiện thực hóa triết lý giáo dục của mình?

– TS. Đỗ Mạnh Cường: Trong khi Hội đồng chịu trách nhiệm định hướng tư tưởng, chỉ đạo và giám sát về mặt chuyên môn, chuẩn đầu ra của học sinh, cũng như triết lý giáo dục của Tập đoàn; Ban chuyên môn K-12 sẽ có nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, chi tiết theo chiến lược đó và triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục.

NHG-ischool
Học sinh Trường Hội nhập Quốc tế iSchool hào hứng trải nghiệm Mỹ thuật trên lớp

Cụ thể, Ban chuyên môn K-12 sẽ xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong hệ thống; xây dựng các tiêu chí và thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá, đo lường chất lượng dạy và học của các trường cũng như tiêu chí đánh giá chuyên môn cán bộ quản lý và giáo viên tại các trường. Ngoài ra, Ban chuyên môn K-12 còn có nhiệm vụ  đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; theo dõi, phối hợp, điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho các trường và tỏ chức thực hiện quản lý chuyên môn.

Human: Xin cảm ơn thầy!

HẠ THIÊN 

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng và Quản trị sự kiện: 03 ngành học “signature” về Truyền thông tại HIU

Trong thời đại bùng nổ thông tin và các doanh nghiệp cạnh tranh như hiện nay, nhu cầu định vị thương hiệu, tổ chức sự kiện và truyền thông ngày càng tăng cao, đội ngũ nhân sự truyền thông – sự kiện giỏi theo đó luôn được săn đón để vận hành, phát triển, khẳng […]

Ra mắt Chat GPT dành cho đại học

OpenAI thông báo sẽ cho ra mắt phiên bản ChatGPT mới dành cho các trường đại học, gọi là ChatGPT Edu. Mục đích giúp họ triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có trách nhiệm cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và các hoạt động trong khuôn viên trường. Điều đặc […]