GS.TS Trần Văn Đoàn (Đài Loan) trao đổi học thuật tại hệ thống giáo dục NHG

Trong chương trình, GS Đoàn đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế chuyên ngành KHXH&NV cùng giảng viên và cán bộ quản lý Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) và Trường Đại học Hoa Sen (HSU). Bên cạnh đó, GS cũng giao lưu cùng hơn 300 sinh viên Trường Đại học Gia Định (GDU) trong chuyên đề “Sống và phấn đấu trong môi trường học thuật quốc tế”.

NHG-hoi-thao
Trao đổi với sinh viên GDU, GS.TS Trần Văn Đoàn nói đến động cơ của việc học và tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Không chỉ là công cụ giao tiếp, ngoại ngữ còn là phương tiện để hòa nhập cùng nền văn minh thế giới, tư duy trên ngôn ngữ đang học 

Giáo dục là quốc sách hàng đầu

GS.TS Trần Văn Đoàn là Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Paris (Pháp, 1973), Tiến sĩ Triết học Đại học Innsbruck (Áo, 1975), Tiến sĩ danh dự Đại học St Francis Xaver (Canada, 2001), từng giảng dạy tại Đại học Salzburg (Áo) và Giáo sư Triết học tại Đại học Quốc gia Đài Loan.

Là tác giả trên 15 tập sách chuyên khảo và hơn 150 luận văn nghiên cứu khoa học viết bằng Việt, Trung, Anh, Đức, Pháp và Ý ngữ, GS Đoàn là viện sĩ các viện hàn lâm trên toàn thế giới, giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học danh tiếng như Đại học Vienna (Ao), Bắc Kinh (Trung Quốc), Oxford (Anh), Louvain (Bỉ), Frankfurt (Đức), Tokyo (Nhật Bản), Phụ Nhân (Đài Loan), Lisbon (Bồ Đào Nha), The Catholic University of America (Hoa Kỳ)…

Với kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy lâu năm tại các nền giáo dục phát triển toàn cầu, GS Đoàn chia sẻ rằng: sự phát triển của xã hội và đất nước luôn gắn liền với trình độ dân trí và năng lực của người dân; do đó Việt Nam cần phải cải cách từ từ, phải lấy đào tạo nguồn nhân lực làm thế mạnh hàng đầu.

nhg-HOI-THAO2
GS.TS Trần Văn Đoàn, Thành viên Hội đồng Đại học và Hội đồng Giáo dục NHG chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế chuyên ngành Khoa học xã hội & Nhân văn cùng giảng viên và cán bộ quản lý HIU và HSU 

Xây dựng môi trường học thuật dân chủ

Là người tâm huyết với các vấn đề học thuật tại nước nhà, GS đã chia sẻ những kỹ năng nghiên cứu, các yếu tố quan trọng để có các công trình nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế. Theo GS Đoàn, trong lĩnh vực KHXH&NV, công bố quốc tế không chỉ nhằm tham gia diễn đàn học thuật để chia sẻ, phổ biến tri thức, mà còn giới thiệu về đất nước, con người, khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

“Để thúc đẩy, nâng cao số lượng và chất lượng các công bố quốc tế trong lĩnh vực vực này, chúng ta cần đảm bảo môi trường học thuật dân chủ, minh bạch cho các nhà nghiên cứu và các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đầu tư chiều sâu cho khoa học từ bậc đào tạo đại học về các phương pháp nghiên cứu và bài viết khoa học chuẩn mực, tạo nền tảng lâu dài về chất lượng nguồn nhân lực”, GS Đoàn nhận định.

NGỌC TUYỀN

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng và Quản trị sự kiện: 03 ngành học “signature” về Truyền thông tại HIU

Trong thời đại bùng nổ thông tin và các doanh nghiệp cạnh tranh như hiện nay, nhu cầu định vị thương hiệu, tổ chức sự kiện và truyền thông ngày càng tăng cao, đội ngũ nhân sự truyền thông – sự kiện giỏi theo đó luôn được săn đón để vận hành, phát triển, khẳng […]

Ra mắt Chat GPT dành cho đại học

OpenAI thông báo sẽ cho ra mắt phiên bản ChatGPT mới dành cho các trường đại học, gọi là ChatGPT Edu. Mục đích giúp họ triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có trách nhiệm cho sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu và các hoạt động trong khuôn viên trường. Điều đặc […]