Tin tức
04/08/2020

Học sinh cần sử dụng công nghệ như thế nào cho hợp lí?

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, công nghệ đang gần chiếm lĩnh cuộc sống của con người nói chung và với lứa tuổi học sinh nói riêng. Việc giáo dục cho học sinh có kiến thức và kỹ năng về sử dụng các thiết bị công nghệ là điều quan trọng để giúp các em phát triển toàn diện. 

cong-nghe
Thiết bị công nghệ là công cụ đắc lực cho việc dạy và học.

Công nghệ – người bạn không thể thiếu

Tất cả mọi ngành nghề hiện nay, từ kinh doanh, buôn bán, bác sỹ, kỹ sư, sáng tác nhạc,… đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ và giáo dục cũng không ngoại lệ. Đã qua rồi cái thời thầy cô giảng bài và học sinh ghi chép. 

Học sinh của thời đại 4.0 không còn thụ động ngồi nghe giảng và về nhà làm bài tập, các em có thể tự sáng tạo, tự phản biện, từ tìm kiếm tư liệu thông qua các thiết bị công nghệ. Giáo viên cũng không đơn thuần chỉ là phấn trắng bảng đen. Thay vào đó, giáo án điện tử, phương pháp học mới lạ, các ứng dụng dạy học online,… Đó là những đổi mới của nền giáo dục hiện đại.

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến giáo dục, toàn bộ trường học phải đóng cửa và học sinh phải ngừng đến trường, người ta lại càng thấy rõ vai trò của công nghệ hơn. Hàng loạt lớp học online được mở ra. Phụ huynh từ lúc chỉ việc đưa đón con thì nay cũng phải làm quen với các ứng dụng mới, chuẩn bị máy móc và đường truyền để con học tập trong mùa dịch.

Đương nhiên, không thể phủ nhận một chức năng to lớn khác của công nghệ là giải trí. Phim, ảnh, gameshow, tin tức, bí quyết nấu ăn, làm đẹp,… Tất tần tật đều có chỉ nhờ một cú “click chuột”. Đây chính là nơi để các học sinh có thể thư giãn, giải trí thậm chí thể hiện tài năng sau những giờ học. Các em có thể ca hát, nhảy múa rồi đăng lên mạng xã hội. Nhiều ngôi sao trẻ hiện nay cũng trở nên nổi tiếng bằng con đường này.

Đừng để công nghệ dẫn dắt 

Song song với việc hỗ trợ con người trong công việc, học tập và giải trí. Các thiết bị điện tử cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt đối với học sinh. 

cong-nghe2
Học sinh không chỉ cần công nghệ để học tập mà còn để giải trí.

Nhiều gia đình có điều kiện sẵn sàng chuẩn bị cho con cái các thiết bị để phục vụ cho việc học như: điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Điều này dễ khiến các bạn học sinh dễ mất kiểm soát và lao vào sử dụng công nghệ một cách thiếu khoa học. Rất nhiều em mải mê dùng mạng xã hội, chơi game dẫn đến sa sút việc học, ảnh hưởng sức khỏe. 

Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị công nghệ cá nhân tại trường học cũng gây ra sự bất bình đẳng giữa các học sinh. Các em có thể mặc đồng phục giống nhau, dùng chung một bộ sách, ở trong một môi trường nhưng không thể xài chung một kiểu điện thoại. Với lứa tuổi dậy thì, các bạn thường dễ nãy sinh tính đố kị hoặc đua đòi, yêu cầu bố mẹ phải “sắm” thiết bị giống như bạn. Đây cũng chính là lý do tạo ra khoảng cách, môi trường học không hòa đồng giữa các học sinh.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Để giáo dục học sinh sử dụng thiết bị một cách hiệu quả cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Nhà trường cần có những tiết học chuyên đề hay buổi trò chuyện để giáo dục cho học sinh kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ. Giáo viên cần hướng dẫn cho các em về những trang web, ứng dụng học tập tốt, tra cứu, xử lí thông tin như thế nào, mỗi ngày cần dành bao nhiêu thời gian sử dụng công nghệ,… Thầy cô cũng cần thiết kế bài giảng tích hợp giữa những môn cần đến công nghệ và những môn chú trọng thực hành. 

Thầy Ngô Thành Nam – Chuyên gia tâm lý của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG), cố vấn học tập Microsoft chia sẻ: “Chúng ta không thể đưa cho đứa trẻ một thiết bị di động và bảo hãy sử dụng nó đi mà cần phải hướng dẫn trẻ làm sao để sử dụng nó hiệu quả. Chúng tôi luôn có những bài học hướng dẫn trước khi áp dụng vào thực tế như sử dụng điện thoại như thế nào là đúng cách, sử dụng internet như thế nào là an toàn. Các bài học này sẽ được tích hợp vào các bộ môn như tin học, giá trị kỹ năng sống”. 

cong-nghe3
Không chỉ nhà trường, phụ huynh cũng cần hướng dẫn cho con sử dụng thiết bị thông minh.

Bên cạnh đó, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng để giáo dục các em dử dụng thiết bị thông minh. Thông thường, ở nhà bố mẹ có thể cấm con cái sử dụng điện thoại, máy tính nhưng khi ra đường, phụ huynh khó lòng kiểm soát vấn đề này. Thay vì “cấm đoán” cứng nhắc, bố mẹ nên giải thích nhẹ nhàng và tận tình để con hiểu được mặc tích cực và tiêu cực của công nghệ. Hiện nay, không chỉ học sinh mà ngay cả bản thân phụ huynh cũng đang bị công nghệ chi phối. Do đó, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức để “đặt chiếc điện thoại xuống”, cùng trò chuyện, vui chơi với nhau, xóa đi khoảng cách giữa các thành viên.

Thiết bị công nghệ là trợ thủ đắc lực trong học tập và công việc, song chỉ khi sử dụng đúng cách nó mới thực sự đem lại hiệu quả cho học sinh, giúp các em trở thành những công dân toàn cầu, đầy đủ khả năng hội nhập thế giới.

Ý NHUNG

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]

Những điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24/12/2024. Theo đó, ngoài việc giảm 01 buổi thi, giảm 02 môn thi, tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% thì trong Quy chế năm […]

Bộ nhận diện Metro TP.HCM: Từ đồ án tốt nghiệp của sinh viên HSU đến biểu tượng phương tiện giao thông đô thị mới

Những ngày gần đây, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nhưng ít ai biết, logo và bộ nhận diện Metro TP.HCM không phải được thực hiện bởi các chuyên gia mà chính sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học Hoa Sen. Ngày 22/12/2024, […]