Tin tức
24/02/2022

7 mẹo nuôi dưỡng một đứa trẻ có tư duy khoa học

Với trẻ em, học môn khoa học là điều mà cha mẹ không nên thúc ép vì, vì trẻ có thiên hướng tự thắc mắc, tìm tòi và khám phá. Tuy nhiên, dù sự tò mò thiên bẩm ở mỗi trẻ em về việc học hỏi về thế giới xung quanh, sẽ có ích hơn nếu trẻ được khuyến khích tư duy phản biện, đặt câu hỏi và diễn đạt quan điểm của mình.

dạy trẻ có tư duy khoa học
Học sinh trường mầm non Sài Gòn Academy làm thí nghiệm tại nhà

 

Việc nuôi dưỡng tư duy khoa học không chỉ quan trọng vì nó là một phần của chương trình tại trường học, mà nó còn cần thiết vì khuyến khích trẻ tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy, làm gì để nuôi dưỡng tư duy khoa học của một đứa trẻ? Sau đây là một số mẹo có ích để bạn có thể áp dụng được.

Khuyến khích khám phá từ sớm

dạy trẻ có tư duy khoa học
Ba mẹ hãy cho trẻ nhiều cơ hội khám phá thực tế đời sống

Trẻ nhỏ có bản tính tò mò. Trong suốt giai đoạn đầu đời, trẻ bắt đầu lĩnh hội thế giới xung quanh chúng. Vì thế, cha mẹ được khuyến khích mạnh mẽ về việc nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ bằng cách cung cấp cho trẻ thêm những cơ hội để khám phá. Hãy biến nhà bạn thành nơi kích thích con khám phá nhà khoa học trong trẻ. Hãy khuyến khích thêm các câu hỏi và đừng khiến trẻ thấy buồn khi trẻ đặt quá nhiều câu hỏi.

Cùng xem phim khoa học

Thời gian xem tivi là thời gian của gia đình. Hãy biến hoạt động kết nối này thành trải nghiệm học tập vui vẻ cho trẻ bằng cách chọn những bộ phim khoa học phù hợp với trẻ em. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ thích xem phim. Việc này sẽ giúp mở mang tư duy khoa học và kích thích trí tưởng tượng của trẻ!

Đưa trẻ đi dã ngoại thực tế về khoa học

Một hoạt động thú vị khác bạn có thể thử đó là đưa trẻ tham gia một chuyến dã ngoại thực tế về khoa học. Điều này không cần phải giống hệt như các chuyến dã ngoại của trường về khoa học. Đó có thể là bất cứ chuyến đi nào kích thích việc học hỏi về khoa học. Chẳng hạn bạn có thể dành một buổi cuối tuần tại một sở thú và tuần sau ở một bảo tàng. Một chuyến đi biển cũng có thể thành chuyến dã ngoại khoa học nếu bạn kết hợp những bài học đơn giản về khoa học. Bạn có thể thảo luận về ba trạng thái của vật chất và dùng nước, cát và gió như những ví dụ hoàn hảo.

Bằng việc trở nên sáng tạo, bạn sẽ có thể giúp trẻ học và quan sát các khái niệm khoa học được áp dụng vào đời thực để từ đó xây dựng tư duy khoa học.

 

Tận dụng sức mạnh công nghệ để trẻ tư duy khoa học

Thay vì tước khỏi trẻ những thiết bị có thể chỉ làm kích hoạt sự nổi loạn, hãy biến tình yêu công nghệ của trẻ thành điều hữu dụng và mang tính giáo dục. Tải các ứng dụng và trò chơi giáo dục trẻ về tư duy khoa học. Dùng các thiết bị này như những công cụ giáo dục có thể nuôi dưỡng thêm nhà khoa học trong trẻ. Hãy để trẻ xem các video khoa học và các thí nghiệm phù hợp với trẻ em. Tiếp theo, trẻ sẽ yêu cầu cùng bạn thử nghiệm những thí nghiệm này ở nhà đấy!

Nếu con bạn thích xem TV, hãy cân nhắc đầu tư các kênh như Discovery Kids và National Geographic. Các chương trình này rất có ích trong việc giải thích các khái niệm khoa học ở mức độ dễ để trẻ có thể hiểu được.

Hướng dẫn thí nghiệm

dạy trẻ có tư duy khoa học
Làm thí nghiệm ở tuổi mầm non cũng là cách giúp trẻ phát triển tư duy khoa học

Thí nghiệm là cách tuyệt vời để khiến cho trẻ dễ dàng hiểu các khái niệm khoa học. Các thí nghiệm đưa ra giải thích đơn giản về cách thế giới vận hành. Chúng cũng kích thích thêm óc tò mò đồng thời nuôi dưỡng sự khéo léo và tư duy phản biện ở trẻ.

Hãy tìm trên internet, bạn sẽ thấy rất nhiều những thí nghiệm đơn giản mà thú vị mà con bạn yêu thích!

Kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của trẻ

Đừng bực bội khi trẻ đặt câu hỏi không ngớt. Thực tế, đó là điều bạn nên vui mừng. Khi một đứa trẻ đặt hàng loạt câu hỏi, có nghĩa rằng trẻ tò mò và muốn học hỏi. Đừng từ chối vì trẻ có thể sẽ ngừng đặt câu hỏi. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn đáp lời trẻ và thậm chí là khuyến khích các cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề khoa học. Đó là cách xây dựng tư duy khoa học cho trẻ.

Mua sách giúp trẻ tư duy khoa học

Có thêm sách liên quan đến chủ đề khoa học cũng là một cách khác để nuôi dưỡng một đứa trẻ có tư duy khoa học. Khi bạn tới thư viện hoặc nhà sách, thử tìm kiếm các cuốn sách về hành tinh, động vật, thực vật… Hãy đảm bảo chọn được các sách có tranh ảnh và minh họa phù hợp với trẻ để việc đọc sách của trẻ trở nên vui nhộn và thú vị.

Một đứa trẻ bắt đầu yêu thích khám phá khoa học từ khi còn nhỏ sẽ trẻ giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và có tư duy phản biện. Hãy dùng những mẹo nhỏ trên để nuôi dưỡng một đứa trẻ có tư duy khoa học.

 

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Ngành Digital Marketing có gì khác so với ngành Marketing truyền thống?

Sự khác biệt chính giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing nằm ở phương tiện và công cụ được sử dụng. Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị số) được hiểu là hình thức sử dụng công nghệ số, internet làm phương tiện cho các hoạt động truyền thông và marketing. Nói cách khác, Digital […]

Vì sao đại học Mỹ ngày càng đắt đỏ?

Đầu tư cho giáo dục giảm, nhu cầu học đại học tăng là những nguyên nhân khiến chi phí học đại học tại Mỹ ngày càng đắt đỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là khoản đầu tư xứng đáng. Theo dữ liệu của tổ chức giáo dục College Board, trong năm […]

4 kỹ năng tuyệt vời giúp học sinh sử dụng ChatGPT hiệu quả

Sự ra đời của ChatGPT đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành giáo dục toàn cầu. Các trường học băn khoăn liệu họ nên cho phép hay cấm ChatGPT, giáo viên – những người có thể sử dụng nó để hỗ trợ soạn giáo án – tự hỏi liệu họ có nên cho phép […]

HIU tổ chức chuyên đề Đột quỵ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Trong khuôn khổ buổi lễ chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã tổ chức buổi tổ chức toạ đàm chuyên đề: “Đột quỵ và những điều cần biết” với sự chia sẻ của Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Khiên – Bệnh viện 115, TP.HCM. Các […]

Gợi ý 6 hoạt động Giáng sinh thú vị cho cả gia đình

Nhắc tới Giáng sinh, nhiều trẻ em háo hức mong chờ hình ảnh ánh đèn lung linh bên trong nhà và sự xuất hiện của những cây thông, ông già Noel. Vậy các bậc phụ huynh đã có ý tưởng gì cho các bé chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo một số gợi ý từ […]