Đại Học
24/12/2019

Khi dạy học là câu chuyện của cảm xúc

Là một người làm việc trong lĩnh vực tâm lý, tôi hiểu chất lượng mối quan hệ giữa nhà tâm lý và thân chủ quan trọng hơn cả kỹ thuật tham vấn hay trị liệu. Nhưng để học, hiểu và nhận thức rõ nét điều đó, tôi thực sự biết ơn những trải nghiệm làm việc, những học viên mà tôi có cơ hội được hướng dẫn trong các chương trình Giáo dục cảm xúc (Social and Emotional learning) và Tâm lý học ứng dụng (Applied psychology).

hsu-giang-vien
Thạc sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Ngọc Giàu, giảng viên chương trình Giáo dục cảm xúc và Tâm lý học ứng dụng HSU 

Người học trò bị thất lạc

Khi dạy giáo dục cảm xúc cho các bạn từ 10 – 15 tuổi sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (nghiện ma túy, cờ bạc, rượu…), một lần trên lớp, tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện tôi đã lạc mất một học trò trong quá khứ. Khi tôi kể, những thành viên quậy phá có tiếng trong lớp đều im lặng lắng nghe.

Câu chuyện kết thúc, các bạn trở lại nghịch ngợm, đứng ngồi không yên. Cảm giác hụt hẫng vì mình chọn mở lòng nhưng dường như các bạn không cảm nhận được dù một chút. Nhưng thực sự, tôi đã sai. Sau khóa học, nhiều bạn trong lớp chủ động kết nối, hỏi thăm, gửi lời cảm ơn tôi và dặn dò “sẽ trở lại gặp cô khi em trưởng thảnh, sẽ không biến mất như người học trò trước đây của cô”. Điều này làm tôi tin rằng, câu chuyện thật, tình cảm thật sẽ giúp người học nhớ và có động lực thay đổi. 

HSU-giangvien
Một lớp học đang thuyết trình đồ án sinh viên ngành Thiết kế nội thất, Khoa Thiết kế & Nghệ thuật HSU 

Kết nối giữa con người

Trải nghiệm gần đây nhất mà tôi có trong vai trò là một chuyên gia huấn luyện về kỹ năng giao tiếp cho nhân sự của một Tập đoàn lớn của Việt Nam. Tôi chọn lựa giao tiếp thấu cảm vì cái đích cuối cùng của giao tiếp là sự kết nối giữa con người với con người 
chứ không phải là sự khéo léo trong giao tiếp để “thao túng” người khác vì lợi ích của mình.

Từ khi là giảng viên đại học, tôi có nhiều trải nghiệm đáng giá. Có bạn không cảm thấy có niềm tin với con người nên phần lớn thời gian dành cho việc đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình và chăm sóc thú cưng. Có bạn rất xinh đẹp, rất thông minh nhưng bản thân không biết như thế nào là tình yêu để rồi các mối quan hệ yêu đương đều thất bại. Chưa kể, không biết bao nhiêu trường hợp trầm cảm, lo âu và trong đầu có nhiều suy nghĩ tiêu cực thậm chí là có ý định tự tử. Vì vậy, tôi chọn việc triển khai các chương trình Giáo dục cảm xúc dưới nhiều hình thức khác nhau để thể hiện tinh thần đồng hành cùng các bạn.

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Giàu là thành viên sáng lập tổ chức ALL (Authentic Live & Learn) – hướng đến việc tạo một cộng đồng học và thực hành để xây dựng một Việt Nam hạnh phúc và trắc ẩn. Cô đang tham gia giảng dạy chương trình “Ngôi trường Hạnh phúc ở Việt Nam” của tổ chức Eurasia Learning Institute phối hợp cùng Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đồng thời xây dựng, phát triển và giảng dạy chương trình Giáo dục cảm xúc cho học sinh, sinh viên và giáo viên các trường THPT tại TP.HCM.

NGỌC GIÀU
 

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Trường Đại học Hoa Sen “toàn thắng” trong tập 5 “Vũ trụ Đồng tiền

Trường Đại học Hoa Sen khiến các đội bạn “choáng ngợp” khi liên tục “chiếm thế thượng phong” trong các vòng thi của tập 5 “The Moneyverse” (“Vũ trụ Đồng tiền”). Tập 5 The Moneyverse (Vũ trụ Đồng tiền) lên sóng vào ngày 27/10, tiếp tục hành trình tìm kiếm những chiến binh tài năng và sáng […]

Trường ĐH Hoa Sen tự hào là “điểm đến” của sinh viên quốc tế

Khát khao lan tỏa tri thức Việt ra thế giới thông qua các chuyến học tập tại Úc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan… Đồng thời mang nền giáo dục quốc tế về nước là điều Trường Đại học Hoa Sen (HSU) đã thực hiện được thông qua các chương trình giảng dạy […]

Trường Đại học Hoa Sen cam kết sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

Trường Đại học Hoa Sen có mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn, cùng chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, thực học thực làm giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm. Hiện nay các trường đại học đều có mối quan hệ chặt chẽ với mạng lưới doanh nghiệp, ký kết hợp tác để […]