Tin tức
17/01/2024

Người Học Trọn Đời – Phương châm sống để tri thức dẫn lối thành công

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và góp phần làm nên sự đa dạng hóa về nhu cầu tuyển dụng, đòi hỏi người lao động phải không ngừng học tập và phát triển cá nhân.

 

 

A group of people looking at a globe Description automatically generated

Người Học Trọn Đời – SNA Marianapolis

Đặc biệt, khi đang đứng ở giai đoạn tiệm cận của một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển của nhân loại – Thời đại 5.0, thì việc trở thành một người học trọn đời lại chính là chiến lược tốt nhất để kiến tạo lợi thế cạnh tranh và sẵn sàng đương đầu với một cuộc sống không ngừng biến động. Đó cũng là định hướng phát triển dành cho mỗi thành viên thuộc cộng đồng trường Quốc tế SNA Marianapolis.

Sự thiết yếu của việc trở thành một người học trọn đời

Nếu cách đây vài thập kỷ, chỉ cần hoàn thành chương trình đại học là chúng ta đã có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này thì trong thị trường việc làm ngày nay, tất cả những điều đó là chưa bao giờ đủ. Những kỹ năng từng được cho là hàng đầu cũng đã trở nên lỗi thời và không còn đóng vai trò then chốt trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Để tăng tính cạnh tranh trong một thị trường lao động khắc nghiệt và tìm kiếm những cơ hội việc làm mới, việc trở thành một người học trọn đời chính là điều tất yếu.

“Học tập suốt đời” là một khái niệm về quá trình học tập diễn ra xuyên suốt cả cuộc đời để đáp ứng nhu cầu học tập của một cá nhân. Thuật ngữ này thường được sử dụng rộng rãi trong chương trình giáo dục dành cho người trưởng thành để chỉ các quá trình học tập dưới nhiều hình thức và ở nhiều cấp độ khác nhau.” – Theo “Báo cáo Giám sát toàn cầu về Giáo dục 2006” của UNESCO.

Một lối sống giúp tu dưỡng phẩm chất tốt đẹp trong học sinh

Người Học Trọn Đời - Phương châm sống để tri thức dẫn lối thành công- Ảnh 2.

Một lối sống giúp tu dưỡng phẩm chất tốt đẹp trong học sinh

Bên cạnh những lợi ích mang lại về nghề nghiệp, sở hữu một tư duy học tập suốt đời còn giúp bồi dưỡng và rèn luyện nhân cách cá nhân. Trở thành một người học trọn đời đồng nghĩa với việc phải trở thành một người học độc lập. Không phải cha mẹ, giáo viên hay cấp trên, mà chính bản thân người học mới là người lựa chọn những điều cần phải học, những kỹ năng cần phải trau dồi và những trải nghiệm cần phải tích lũy.

Và đó cũng là những gì đang diễn ra ngay tại lớp học của cô Joanne Gökçedağ, giáo viên giảng dạy bộ môn Khoa học của trường Quốc tế SNA Marianapolis.

Trong khi các lớp học truyền thống sẽ xem giáo viên là trung tâm và dạy học sinh theo những phương thức giống nhau, đóng khuôn người học trong những chuẩn mực và tiêu chuẩn; thì lớp học của cô Joanne lại hoàn toàn khác biệt với học sinh đóng vai trò chủ đạo trong việc dạy và học. Các em được trao hầu hết mọi quyền hạn để tôi luyện khả năng lãnh đạo và khả năng làm việc nhóm. Đồng thời, các em cũng được tạo điều kiện để trở thành những người học tự chủ, tự tổng hợp kiến thức và trình bày những gì các em đã học và hiểu về kiến thức đó.

Học tập suốt đời và những lợi ích song hành về sức khoẻ

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc học hỏi những điều mới mẻ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải các căn bệnh tuổi già như bệnh suy giảm trí nhớ hay bệnh Alzheimer. Một báo cáo nghiên cứu vào năm 2010 của các nhà thần kinh học thuộc Đại học California cũng đã đưa ra những phát hiện xác nhận học tập thúc đẩy sức khỏe não bộ và có thể hạn chế tác động suy nhược của sự lão hóa đối với trí nhớ và nhận thức.

Theo Daniel H. Pink, một tác gia người Mỹ nổi tiếng, cho rằng có 3 yếu tố để cảm thấy có động lực và hài lòng với cuộc sống, đó chính là: sự tự chủ, sự tinh thông và mục đích. Việc trở thành một người học tập suốt đời đều đáp ứng đủ cả 3 nhu cầu tâm lý này khiến cho bản thân họ trở thành một nguồn sống tràn đầy năng lượng tích cực và có sức ảnh hưởng đối với nhiều nguời.

Ngôi nhà trí tuệ kết nối cộng đồng những người học tập suốt đời

Người Học Trọn Đời - Phương châm sống để tri thức dẫn lối thành công- Ảnh 3.

Tại SNA Marianaopolis, đi đôi với phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường cũng chú trọng xây dựng một môi trường học tập đầy cảm hứng nhằm giúp giáo viên, nhân viên và học sinh đều có thể trở thành những người học tập suốt đời.

Để nuôi dưỡng tính hiếu kỳ và thúc đẩy học sinh tích cực tham gia vào việc học, vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Thầy Emil Waldhauser, một nhà giáo quốc tế với hơn 20 năm kinh nghiệm sống và giảng dạy tại nhiều quốc gia trên thế giới, chính là mẫu hình lý tưởng của người học trọn đời, đã và đang truyền cảm hứng và tạo động lực cho các em học sinh.

Thầy đã sử dụng những “Thói quen Tư duy” như một bộ công cụ hữu ích để lan tỏa và nuôi dưỡng tinh thần hiếu học ở các em học sinh theo đúng phương châm sống và giảng dạy của chính mình: “Luôn Cởi Mở để Không Ngừng Học Hỏi. Tôi là một người học trọn đời. Tôi sẽ luôn không ngừng nỗ lực hết mình để học hỏi”.

Mượn câu nói nổi tiếng của nhà bác học Albert Einstein: “Tôi không hề có tài năng nào đặc biệt. Tôi chỉ vô cùng tò mò thôi”, trường SNA Marianapolis luôn tin tưởng rằng một trong những con đường dẫn đến sự thành công chính là tính hiếu kỳ và tấm lòng mưu cầu đối với tri thức vì đó sẽ là những hành trang tuyệt vời giúp các em học sinh vượt qua được giới hạn của bản thân và hiện thực hóa được những hoài bão lớn lao.

Trường Quốc tế SNA Marianapolis, tự hào là ngôi trường quốc tế hàng đầu tỉnh Đồng Nai, chính thức khởi động mùa tuyển sinh năm học mới 2024-2025 và chào đón tất cả các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong khu vực và trên khắp cả nước. Hoan nghênh chào đón quý phụ huynh và các em học sinh trở thành một thành viên của cộng đồng trường Quốc tế SNA Marianapolis trong năm học sắp tới.

Theo Tạp chí Reatimes

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Ngân khúc tri ân, GDU tôn vinh những “người thợ” dệt tương lai

Bài học đầu tiên luôn để lại những ấn tượng khó quên nhất đối với các bạn sinh viên Trường Đại học Gia Định (GDU) khi mới bước chân vào cánh cửa đại học. Và ở giao điểm quan trọng ấy, vẫn luôn có những “người dẫn đường” tâm huyết luôn soi sáng chặng đường […]