1. Phương pháp Sketchnote
Sketchnote (phác thảo ghi chú) là một công cụ tư duy hình ảnh rất thú vị, nói đơn giản sketchnote là những ghi chú thông tin ghi nhận được bằng hình ảnh được vẽ ngay tại thời điểm sự việc diễn ra. Đây là việc làm “vẽ bậy có mục đích”. Cách làm này tận dụng việc tư duy hình ảnh và giúp bạn ghi nhớ, hình dung mọi thứ một cách dễ dàng hơn.
Phương pháp ghi chép này buộc bạn phải vừa lắng nghe bài giảng, vừa tổng hợp kiến thức và vừa hình dung ra một hình ảnh thể hiện được ý tưởng đó. Người ta gọi đó là kỹ thuật "thở xoay vòng" (circular breathing).
Kiểu ghi chép này đòi hỏi phải truyền tải được nội dung bao quát của vấn đề lẫn bảo đảm tính thẩm mỹ – tất cả gói gọn trong một quyển sổ. Tuy nhiên, một sketchnote chất lượng không chỉ dừng lại ở những nét vẽ đẹp.
Bạn không cần phải là một họa sĩ hay có năng khiếu vẽ để sử dụng phương pháp này, điều quan trọng là tư duy sáng tạo của bạn. Những hình ảnh sinh động do chính bạn còn giúp việc học tập của bạn trở nên vui nhộn và sinh động hơn.
Phương pháp Sketchnote có khả năng giúp bạn “xem một lần là nhớ cả đời”. Cách làm này giúp cho những môn học nhàm chán nhất cũng trở nên thú vị hơn hẳn. Bài học sẽ hiện ra sống động trong não của bạn. Làm Sketchnote có phần hơi tốn thời gian, vì việc vẽ cũng không thể diễn ra nhanh chóng. Nhưng bù lại bạn lại ghi nhớ mọi thứ rất nhanh. Phương pháp học này hiện rất phổ biến của học sinh thuộc những nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Mỹ, Singapore, Hà Lan,..
2. Phương pháp Mindmap
Mindmap (sơ đồ tư duy) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng của bộ não.
Tương tự như Sketchnote, sơ đồ tư duy Mindmap trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ phát huy tối đa khả năng ghi nhớ, giúp người tư duy tìm ra phương pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề cách tối ưu.
3. Phương pháp Infographic
Infographic (Đồ họa thông tin) là sự kết hợp thông tin ngắn gọn với hình ảnh minh họa và màu sắc sinh động, bắt mắt để có thể truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng hơn.
Việc ứng dụng tích hợp các phương pháp này vào việc dạy và học giúp các bạn học sinh có thể ôn tập lại nội dung, kiến thức bài học; phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng công nghệ của mình.
Nhìn chung các trường tiểu – trung học ở Việt Nam hiện nay đều áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, theo kiểu cô đọc trò chép dẫn đến việc học sinh khá thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, không còn hào hứng với những bài giảng nữa.
Một vài ví dụ điển hình trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy bằng infographic là Trường Song ngữ Quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy (UKA) và Trường Hội nhập Quốc tế iSchool.
Bắt tay vào dự án Infographic – thiết kế tranh thông tin về các kiến thức, Trường UKA và iSchool đem đến cho học sinh cơ hội thể hiện khả năng thiết kế, tìm hiểu thông tin và tổng hợp kiến thức. Học sinh được chọn các chủ đề liên quan đến Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn với những công cụ hỗ trợ như Snappa, Easel và Canva.
Những sản phẩm Infographic vô cùng sinh động, màu sắc thiết kế là sản phẩm từ tiết học Ngữ Văn của các bạn học sinh iSchool và UKA dưới sự hỗ trợ của các thầy cô. Dưới đây là một số sản phẩm Infographic “bắt mắt” của các iSchoolers và UKers:
GIA KHÁNH