‘Nóng’ nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Logistics

Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT Uni.) nhận nhiệm vụ mới: đào tạo nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, phục vụ cho việc hoạt động của Sân bay quốc tế Long Thành. Dự kiến sẽ cần tới 13.000 lao động, trong đó có hơn 5.300 người có trình độ đại học vào cuối năm 2026, giai đoạn một khi sân bay đi vào hoạt động. 

Nhân lực cho ngành Logistics phải chuyên nghiệp

Năm 2023, theo bảng xếp hạng của WB (Ngân hàng Thế giới), Việt Nam hiện đang đứng vị trí 43 về Chỉ số hiệu quả Logistics (LPI – Logistics Performance Index), một thứ hạng khá cao trong hơn 200 nền kinh tế trên thế giới. Việt Nam hiện có 34.476 doanh nghiệp dịch vụ logistics với tổng số 563.354 lao động đang làm việc. Nhưng trong đó, số lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng 5 – 7% và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 nhân lực. Do đó, nhu cầu nhân lực có trình độ về ngành Logistics trong hiện tại và tương lai đều rất cao.

Riêng khu vực Đông Nam bộ, nơi MIT Uni. tọa lạc, là vùng kinh tế có tỷ trọng doanh nghiệp logistics đang hoạt động lớn nhất, chiếm 40,65% của cả nước và thu hút 41,6% tổn số lao động logistics. Cùng với dự án Sân bay quốc tế Long Thành, dự án Cảng cạn Phú Mỹ, dự án phát triển Cảng Cái Mép – Thị Vải,… nhu cầu nhân lực ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

‘Nóng’ nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Logistics
MIT Uni. có hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp nguồn nhân lực cho vùng kinh tế Đông Nam Bộ.

Trước đó, ngày 13-03-2024, MIT Uni. cũng vinh dự được tham dự hội nghị “Đào tạo nguồn nhân lực vận hành cảng hàng không quốc tế Long Thành” do UBND Tỉnh Đồng Nai tổ chức. Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã khuyến khích các trường đại học trên địa bàn tỉnh liên kết với các trường đại học chuyên ngành về hàng không mở thêm khoa, chuyên ngành đào tạo để vừa nâng cao chất lượng cũng như số lượng đào tạo. Đối với nhân lực làm việc trong sân bay phải quan tâm đến yếu tố ngoại ngữ, hiểu biết về văn hóa, tác phong chuyên nghiệp và thái độ niềm nở, thân thiện.

Để chuyên nghiệp, cần tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên

Tại buổi workshop “Logistics và Xu hướng phát triển” dành cho các sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng do Trường MIT Uni. tổ chức ngày 25-04-2024, chuyên gia Hoàng Thị Ngọc Nguyên, Giám đốc xdp Global Forwarding & Solution, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics, nhận định: Thách thức trong ngành Logistics là khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh do môi trường làm việc thường liên quan đến nước ngoài. Ngoài ra, nhân lực ngành này rất cần tư duy phản biện để lường trước được những tình huống có thể xảy ra trong công việc. Thêm vào đó, một kỹ năng mềm mà sinh viên cần chuẩn bị và rèn giũa đó là khả năng chịu áp lực cả về thể chất và tinh thần.

Tuy nhiên, bà Nguyên cho rằng các sinh viên không cần quá lo lắng vì các kỹ năng này đều có thể được trang bị. Đứng trước cơ hội rất lớn, sinh viên cần xác định rõ thiên hướng nghề nghiệp của mình về các vị trí nào, tích lũy kiến thức chuyên ngành liên quan, nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là rèn luyện nhiều kỹ năng mềm để tăng khả năng ứng phó khác nhau. Nếu chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trên, sinh viên sẽ có lợi thế cạnh tranh, nổi trội hơn khi ứng tuyển vào các vị trí Logistics và có khả năng tiến xa trong tương lai.

‘Nóng’ nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Logistics
Chuyên gia Hoàng Thị Ngọc Nguyên chia trao đổi với Sinh viên ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng của Trường MIT Uni.

Tại workshop, PGS.TS Phạm Văn Song – Hiệu trưởng MIT Uni. đã rất đồng tình và cho rằng các kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình phát triển nghề nghiệp của nhân lực ngành Logistics. Vì vậy, bên cạnh kĩ năng và kiến thức chuyên môn, MIT Uni. chú trọng trang bị cho sinh viên ngành Logistics các kỹ năng mềm phù hợp: Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp, Kỹ năng tư duy phản biện, Phối hợp với mọi người, Trí tuệ cảm xúc, Kỹ đánh giá và đưa ra quyết định…

Được biết, chương trình đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của MIT Uni. cũng được xây dựng theo hướng tới chuyển đổi số để phù hợp với nhu cầu thị trường: Quản trị tổng thể doanh nghiệp (ERP), Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị vận tải quốc tế, Quản trị chiến lược Logistics, Quản lý mua hàng toàn cầu, Quản lý marketing toàn cầu, Điều hành dịch vụ Logistics, Chuyển đổi số trong Logistics…. Trong năm 2024, học phí ngành Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng chỉ có 12,5 triệu/học kì và 100% sinh viên được hưởng gói học bổng trị giá 8 triệu đồng/suất. Đặc biệt, nhà trường cam kết đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

15 năm bền bỉ với sứ mệnh giáo dục hội nhập quốc tế của iSchool Long An

iSchool Long An, thuộc Hệ thống trường Hội nhập quốc tế iSchool, đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong suốt 15 năm qua. Chương trình diễn ra trong không khí trang trọng. (Đứng giữa: Thầy Nguyễn Trọng Chí, Hiệu trưởng Nhà trường. Ảnh: iSchool Vietnam). Dấu ấn hành trình 15 năm Trường […]

Doanh nghiệp cam kết nhận sinh viên sau tốt nghiệp

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng mở rộng cơ hội việc làm, nhận 100% sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Gia Định (GDU).  Sinh viên khoa công nghệ thông tin kiến tập Công ty Bosch Global Software Technologies Vietnam. Nhà trường – Doanh nghiệp chung tay Kết nối chặt chẽ giữa nhà trường – […]

Trường Đại học Hoa Sen cam kết sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

Trường Đại học Hoa Sen có mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn, cùng chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, thực học thực làm giúp sinh viên tăng cơ hội việc làm. Hiện nay các trường đại học đều có mối quan hệ chặt chẽ với mạng lưới doanh nghiệp, ký kết hợp tác để […]

Trường đại học trao học bổng, máy tính, tai nghe cho tân sinh viên

Nằm ngay trung tâm TP.HCM, Trường đại học Gia Định trao học bổng khủng, tặng miễn phí máy tính, tai nghe cho tân sinh viên năm 2024. Bạn Cao Nguyễn Đại Gia và gia đình nhận học bổng toàn khóa 20% học phí  “Kho” học bổng đa dạng Nguyễn Thị Quỳnh Như (TP.HCM) vừa cùng […]