Theo chương trình học của tháng 3, các học sinh Trung học (DP) tại trường SNA được tìm hiểu về những phương pháp nghệ thuật thể hiện sự chuyển động bằng cách sử dụng các vật liệu 2 chiều, 3 chiều và tròng kính. Các em học sinh chủ yếu lựa chọn sử dụng kĩ thuật in lino, vẽ tranh, điêu khắc – tạo hình bằng dây kẽm và trên đất sét.
Thử thách bản thân với điêu khắc dây
Trong đó phải kể đến kĩ thuật in Lino khá đặc biệt mà ít học sinh có cơ hội được thực hành. Tranh in Lino là phương pháp in nổi các hình vẽ từ bề mặt gỗ mềm, sau đó trải một lớp mực mỏng, ép lên giấy để chuyển các chi tiết từ chất liệu sang mặt giấy. Những phần không bị khắc lõm sẽ để lại dấu ấn trên bề mặt giấy và tạo thành hình ảnh như mong muốn.
Một tác phẩm điêu khắc của học sinh
Các bài tập theo mô tuýp “ghi hình chuyển động – motion capture” kể trên cho phép học sinh SNA trở thành những người suy nghĩ có chiều sâu, luôn tò mò về thế giới xung quanh và phản xạ một cách nhanh nhạy. Các em chấp nhận những thử thách mới, những tiếp cận mới với bất kỳ chất liệu nghệ thuật nào và biết sử dụng chúng theo nhiều cách khác nhau.
Học sinh chú tâm hoàn thiện bức vẽ
Trong giờ học mỹ thuật tại SNA, các học sinh Trung học có cơ hội khám phá rất nhiều về các phương pháp sáng tác nghệ thuật khác nhau để củng cố kỹ năng của mình khi bắt đầu thực hiện Process Portfolio – hồ sơ thể hiện năng lực cá nhân. Đây là một trong 3 điểm đánh giá quan trọng cho môn Nghệ thuật Thị giác của chương trình IB.
Hai học sinh tìm hiểu về kỹ thuật in Lino
Khóa học Nghệ Thuật Thị Giác của Chương trình Tú tài Quốc tế IB tại SNA khuyến khích học sinh thử thách những ranh giới về sáng tạo và văn hóa của riêng mình. Đây là một khóa học kích thích tư duy phản biện, trong đó học sinh sẽ được phát triển các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, đồng thời hướng tới sự tự tin và kỹ năng nghệ thuật thành thạo.
An Đặng