Tin tức
12/01/2021

Tầm quan trọng của giáo dục nhân bản trong gia đình

Theo các nhà giáo dục, môi trường giáo dục nhân bản trong gia đình là tốt nhất. Gia đình chính là nơi trẻ được sinh ra, được lớn lên và được hình thành nhân cách cơ bản của mình. Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là sớm nhất. Gia đình là tế bào của xã hội, mà ở đó con người sinh ra, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển và cũng là điểm tựa cuối cùng của mỗi con người. Gia đình là trường học đầu tiên của bé, trong đó cha mẹ là người thầy, người cô thân thuộc đầu tiên của con trẻ.

Cha mẹ là nền móng của giáo dục nhân bản trong gia đình

Có thể nói cha mẹ là người gần gũi con nhiều nhất, giáo dục con tỷ mỉ nhất, toàn diện nhất; là người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành nhân cách, tạo dựng ngôn ngữ; thói quen, hành vi đạo đức tốt và phát triển trí tuệ, năng khiếu cho trẻ em.

Ở việc giáo dục nhân bản trong gia đình thì chính cha mẹ là người đóng vai trò tiên quyết xây dựng và khuyến khích con phát triển toàn diện, trở thành người có trái tim biết yêu thương, biết suy nghĩ và tư duy, trở thành con người toàn diện về Tâm – Trí – Lực và biết trân quý, giữ gìn sức khỏe.

Tam quan trong cua giao duc nhan ban trong gia dinh

Cha mẹ là nền tảng giáo dục nhân bản cho con trẻ trong gia đình

Hành trình giáo dục nhân bản bắt đầu từ yêu thương

Heart (trái tim) được lựa chọn ở vị trí đầu tiên bởi lẽ giáo dục nhất định phải bắt đầu từ yêu thương. Chính yêu thương bình dị là điều làm nên một tương lai vĩ đại cho mỗi người và cả nhân loại. Nhà thơ, triết gia Rabindranath Tagore đã từng nói: “Mục đích cao cả của giáo dục là truyền đạt đến con người hơi thở của sinh mệnh”. Và vì thế, chữ “dục” trong giáo dục nên bắt đầu từ việc tôn trọng sinh mệnh, làm cho nhân tính hướng thiện, khiến cho tấm lòng rộng mở, để đánh thức cái “thiện căn” trong con cái.

Tam quan trong cua giao duc nhan ban trong gia dinh

Giáo dục nhân bản nhất định phải bắt đầu từ yêu thương

Cụ thể hóa giáo dục nhân bản bằng những hành động của cha mẹ

Xem thêm:

Gia đình, các bậc cha mẹ muốn làm tốt vai trò của mình trước hết cần thường xuyên chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Chính cha mẹ cũng là những tấm gương tốt từ lời nói đến hành động, giúp con cái biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ nhau. Cha mẹ cần hiểu tâm sinh lý của con trẻ để có phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục phù hợp, động viên khích lệ kịp thời lời nói và hành vi tốt, nhắc nhở phê bình lời nói, cử chỉ, hành động chưa tốt của con trẻ.

Tam quan trong cua giao duc nhan ban trong gia dinh

Sự động viên từ cha mẹ chính là món quà tuyệt vời dành cho con khi con gặp khó khăn

Cha mẹ cần xây dựng cách giáo dục nghiêm minh nhưng tôn trọng, thể hiện tình yêu thương, quan tâm đối với con và khuyến khích sự tự chủ – tự lập, khám phá và phát triển “cái tôi” duy nhất, khác biệt của con. Từ đó, giúp con trở thành người có ích cho cộng đồng, góp phần dựng xây xã hội.

Giáo dục nhân bản cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển

Ở mỗi giai đoạn của trẻ, cha mẹ cần có những phương pháp giáo dục khác nhau. Khi trẻ đang trong độ tuổi mầm non, cha mẹ cần có những cư xử đúng đắn, nuôi dưỡng tình yêu thương trong trẻ và làm gương cho con về sự lễ phép.

Khi con trong độ tuổi vị thành niên, học tập là nhiệm vụ chính của con. Vì vậy, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi từ cha mẹ chính là nguồn động viên lớn đối với trẻ. Ở giai đoạn này, việc xây dựng những đức tính đạo đức tốt cho con là vô cùng quan trọng. Những yếu tố bên ngoài như bạn bè, môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nên tính cách trẻ trong độ tuổi “nhạy cảm”. Hơn lúc nào hết, đây là lúc con cần sự đồng hành, quan tâm của cha mẹ cũng như những chia sẻ tâm lý của cha mẹ để giúp con vượt qua giai đoạn đầy thử thách này.

Mỗi gia đình thực sự là một tổ ấm, luôn giữ bếp lửa gia đình, bữa cơm gia đình thực sự ấm cúng, tình cảm, tràn đầy niềm vui, là mảnh đất tốt để ươm trồng những mầm non phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách. Các bậc cha mẹ cần giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc đẩy mạnh giá trị triết lý giáo dục nhân bản trong gia đình để giúp con ngày càng phát triển toàn diện hơn.

Minh Anh

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]

Những điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24/12/2024. Theo đó, ngoài việc giảm 01 buổi thi, giảm 02 môn thi, tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% thì trong Quy chế năm […]

Bộ nhận diện Metro TP.HCM: Từ đồ án tốt nghiệp của sinh viên HSU đến biểu tượng phương tiện giao thông đô thị mới

Những ngày gần đây, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nhưng ít ai biết, logo và bộ nhận diện Metro TP.HCM không phải được thực hiện bởi các chuyên gia mà chính sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học Hoa Sen. Ngày 22/12/2024, […]