Đại Học - Cao Đẳng
12/03/2021

TS Lê Đình Phong: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, AI đều có cơ hội rất lớn

Theo TS Lê Đình Phong – Phó trưởng khoa, Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Hoa Sen, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, cụ thể là AI đều có cơ hội rất lớn không chỉ về việc làm mà còn ở mức lương khá cao.

TS Lê Đình Phong SN 1980, tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Cơ khí – Kỹ thuật điều khiển tự động tại Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh và tiếp tục nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Robotics (Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc), tiến sĩ chuyên ngành Robotics và Giao tiếp Người-Máy (Viện khoa học công nghệ Hàn Quốc) năm 2015 sau hai lần nhận học bổng tại đây. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, anh Lê Đình Phong không ngại mọi khó khăn, thử thách khi quyết định về nước để làm việc.

Hiện, TS Phong đang đảm nhận cương vị Phó trưởng khoa, Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Hoa Sen (HSU). Với phương châm “tiếp cận thực tiễn, vững bước tương lai” và cơ sở vật chất hiện đại, TS Phong cùng tập thể sư phạm của Khoa xây dựng chương trình đào tạo liên tục đổi mới theo hướng ứng dụng thực tế, đảm bảo 100% sinh viên ra trường có thể làm việc ngay trong các lĩnh vực đang có nhu cầu rất lớn hiện nay như AI, Robotics, và IoT.

TS Lê Đình Phong: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, AI đều có cơ hội rất lớn

Cùng chúng tôi tìm hiểu về TS Lê Đình Phong qua cuộc phỏng vấn dưới đây:

Tại sao anh quyết định trở về nước khi cơ hội để phát triển ở nước ngoài như Hàn Quốc là rất nhiều?

Những người khác thì tôi không rõ, nhưng riêng tôi thì từ lúc chuẩn bị đi du học, tôi đã xác định sẽ quay về. Có lẽ đơn giản là vì tôi thích ở gần gia đình, quê hương. Dù biết là có nhiều điều kiện để phát triển hơn khi làm việc ở nước ngoài nhưng tôi nghĩ dù ở đâu thì cơ hội cũng do mình tạo ra cả. Chưa nói là về Việt Nam, tôi được làm rất nhiều điều mà ở nước ngoài tôi không làm được, nhất là những dự án cho cộng đồng.

Sau khi về nước làm việc, anh thấy những thách thức và cơ hội nghề nghiệp cũng như khả năng phát triển chuyên môn của mình như thế nào?

Thật sự thì khi quyết định về nước, tôi đã phải đổi hướng đi về chuyên môn rất nhiều vì lĩnh vực chuyên sâu của tôi thì ở trong nước không nhiều điều kiện để phát triển. Dĩ nhiên, cũng có người thành công ở lĩnh vực này do họ giỏi, còn tôi không được vậy. Tôi hướng nhiều hơn về các giải pháp mang tính ứng dụng chứ không còn hàn lâm nữa và đồng thời, tôi cũng dấn sâu hơn vào mảng giáo dục.

Lý do nào khiến anh lựa chọn con đường giáo dục?

Thật ra, từ nhỏ tôi không nghĩ mình sẽ đi dạy. Ở nhà, mẹ tôi làm giáo viên và các cô trong gia đình cũng làm giáo viên nên tôi thấy đủ những khó khăn, vất vả trong khi trách nhiệm lại vô cùng lớn của nghề. Sau này khi về nước, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các em sinh viên và tôi thấy mình bắt đầu có hứng thú với công việc giảng dạy. Trong hoàn cảnh giáo dục hiện nay, tôi thấy khả năng chuyên môn của mình có thể làm được nhiều thứ không chỉ cho các em sinh viên mà cả các em học sinh từ bậc tiểu học. Hiện tôi có 1 trung tâm giảng dạy STEM cho các em từ nhỏ đến lớn. Tôi làm chương trình Mentoring cho các em sinh viên đại học và còn nhiều dự tính khác nữa mà tôi đang cố gắng thực hiện.

Với ngành chế tạo robot ở Việt Nam hiện nay, anh đánh giá như thế nào ? 

Chế tạo robot là lĩnh vực cần sự đóng góp của nhiều ngành nghề sản xuất khác như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin. Cho nên hiển nhiên ở Việt Nam rất khó vì hầu như mọi thứ chúng ta không tự sản xuất được. Đó là lý do mà trong khi thế giới đã có những bước tiến rất xa trong lĩnh vực robot thì chúng ta chỉ mới bắt đầu vài năm trở lại đây với một vài công ty nhỏ. Tuy nhiên, với nhu cầu tự động hóa, nâng cao năng lực sản xuất hiện nay thì thị trường ứng dụng robot công nghiệp ngày càng tăng. Các công ty đã có thể sản xuất được những cánh tay máy, hay các xe tự hành trong nhà máy đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe về độ chính xác cũng như độ linh động; còn các loại robot khác thì có lẽ chúng ta cần khá nhiều thời gian để đạt được.

TS Lê Đình Phong: Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, AI đều có cơ hội rất lớn

Được biết tại Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Hoa Sen (HSU), ngoài đào tạo các ngành Công nghệ Thông tin thì năm nay nhà trường còn mở ngành mới là Trí tuệ Nhân tạo (AI). Vậy các sinh viên tốt nghiệp ngành mới này sẽ có những cơ hội nghề nghiệp nào ?

Phải nói là hiện nay, ngày nào chúng ta cũng nghe về công nghệ 4.0, về chuyển đổi số, về AI. Đó cũng là xu hướng chung của thế giới. Và theo những báo cáo của các công ty tuyển dụng thì hiện nay thị trường lao động thì mới đáp ứng được 10% nguồn nhân lực ngành trí tuệ nhân tạo. Một phần ngành này chỉ mới được chú ý đào tạo trong các trường đại học vài năm gần đây, một phần mức độ khó của nó cũng khiến nhiều trường dè dặt trong việc nâng cao chỉ tiêu tuyển sinh.

Cho nên, hầu như các em sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin, cụ thể là AI đều có cơ hội rất lớn không chỉ về việc làm mà còn ở mức lương khá cao. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội đó, các em không chỉ giỏi về AI mà còn có sự hiểu biết nhất định về các lĩnh vực mà AI được ứng dụng vào. Ví dụ như hiện nay, những lĩnh vực mà Việt Nam đang ứng dụng AI rất nhiều là ngân hàng, thương mại điện tử hay các dịch vụ chăm sóc khách hàng và trong tương lai sẽ còn nhiều nữa, như nông nghiệp, y tế và cả giáo dục…

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!

Minh Nhật

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

HIU công bố điểm chuẩn xét học bạ và học bổng 2024

Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) vừa công bố kết quả trúng tuyển theo phương thức xét học bạ THPT đợt 1 năm 2024. Giảng viên và sinh viên khoa y HIU học thực hành trên mô hình mô phỏng người bệnh Khối sức khỏe có điểm chuẩn cao nhất Điểm chuẩn đủ […]

Tưng bừng ngày hội HIU HEALTH DAY 2024

Ngày 6/4/2024, hưởng ứng ngày Sức khoẻ thế giới HIU tổ chức Ngày hội Sức khỏe HIU HEALTH DAY 2024 tại cơ sở 1, 215 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh. Chương trình là dịp triển lãm các đặc trưng của khối ngành sức khoẻ, bên cạnh đó là các hoạt động trải nghiệm nghề […]

bonus new member