Tin tức
07/09/2020

Chọn ngành học theo đam mê hay nhu cầu xã hội?

“Đam mê”- 2 từ nghe có vẻ xa xỉ nhưng lại chính là một trong những yếu tố then chốt để sinh viên chọn ngành học. Thế nhưng, có phải tất cả những ai theo đuổi đam mê của mình cũng đều thành công?

Hiểu đúng về bản chất của “đam mê”

Mỗi người có một cách hiểu về “đam mê” khác nhau. Tuy nhiên, “đam mê” được hiểu chung là niềm yêu thích, sự khao khát theo đuổi đến cùng một lĩnh vực nào đó. Hành trình của niềm đam mê là sự đồng hành của hi sinh, cống hiến hết mình, không ngại khó khăn và hạnh phúc khi sống với nó.

Đam mê phải gắn liền với sự lâu dài và năng lực của bản thân, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải hiểu rõ về sở trường, điểm mạnh, điểm yếu của mình cùng với tính kiên trì, theo đuổi mục tiêu đến cùng. Từ những yếu tố này, đam mê được hiểu khác so với sở thích – một khái niệm chỉ mang tính ngắn hạn, có thể thay đổi trong mỗi giai đoạn cuộc đời.

Cùng là ca hát, người đam mê sẽ dành hết tâm huyết để theo đuổi nó, thi vào trường nghệ thuật, học thêm nhạc cụ, vũ đạo, sáng tác. Điều đó khác hoàn toàn với việc bạn có sở thích ca hát, thích hát những lúc vui, nghe nhạc lúc rảnh rỗi.

5 2 Chọn ngành học theo đam mê hay nhu cầu xã hội?
Đam mê hình thành qua quá trình trải nghiệm

Ưu tiên đam mê hay nhu cầu xã hội ?

4 Chọn ngành học theo đam mê hay nhu cầu xã hội?
Đam mê là yếu tố được ưu tiên khi chọn ngành học (Nguồn: Đại học Quốc tế Hồng Bàng)

Sẽ chẳng có nỗi sợ nào bằng nỗi sợ thất nghiệp sau khi ra trường. Sợ bố mẹ lo lắng, sợ ngại ngùng với bạn bè và quan trọng là làm thế nào để nuôi sống bản thân? Đích đến của việc học tập cuối cùng vẫn là để tìm kiếm một công việc mình yêu thích nhưng có thu nhập cao để ổn định cuộc sống. Do đó, không quá ngạc nhiên khi một số sinh viên chọn những ngành an toàn, cơ hội việc làm cao như kế toán, nhân sự, quản trị kinh doanh, IT…

Những công việc theo nhu cầu xã hội có thể cho bạn một thu nhập ổn định để nuôi dưỡng đam mê. Tuy nhiên, chọn ngành học theo nhu cầu xã hội cũng mang lại những rủi ro. Không ít sinh viên bỏ dở năm đầu đại học chỉ vì chọn ngành học không phù hợp, chỉ theo xu thế mà không theo sở thích. Có người học hết đại học,đi làm rồi mới chợt nhận ra, công việc không phù hợp với cá tính bản thân, quyết định rẽ một lối đi khác, học lại từ đầu hoặc làm trái ngành.

Chưa kể đến, có những ngành chỉ “hot” theo tính thời điểm. Ngành đó có thể thu hút nhân lực tại thời điểm này nhưng 4 năm sau có thể không còn “hot” nữa. Quyết định chọn ngành học theo nhu cầu xã hội gần như chỉ là chỗ “trú chân tạm bợ” khi sinh viên còn chưa tìm thấy được hướng đi cho tương lai của bản  thân.

Làm thế nào để tìm thấy đam mê của bản thân?

Đam mê không phải là thứ được phát hiện từ việc ngồi im và suy nghĩ, bạn chỉ có thể tìm được đam mê qua cách khám phá và tích góp những trải nghiệm. Nếu chưa biết đam mê của bản thân là gì, đừng vội lo lắng, càng băn khoăn về nó bạn càng dễ có những quyết định sai hơn!

Hãy thử một vài công việc làm thêm, tham gia một vài câu lạc bộ, hội thảo, trò chuyện với nhiều người ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu bạn thấy thực sự hứng thú với một lĩnh vực nào đó, hãy thử đầu tư thời gian và sức lực cho nó. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có thể tìm thấy đam mê của mình ngay lần đầu trải nghiệm, nhưng cuộc đời sẽ luôn cho bạn cơ hội lần 2 để để khám phá điều thực sự phù hợp cho bản thân.

Hành trang cho đam mê 

Trước khi quyết định chọn ngành học, bạn cần có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng mà ngành học đòi hỏi. Nếu đam mê ngành thiết kế thời trang, bạn cần trau dồi kỹ năng vẽ. Bạn có thể đăng ký một khóa học vẽ, chăm chỉ xem các chương trình về thời trang, tìm hiểu thông tin về các NTK,…

Việc tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi chọn ngành học, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy của khoa, của trường cũng rất quan trọng. Theo đuổi đam mê là một hành trình dài và nhiều thách thức, muốn chinh phục được hành trình đó, chúng ta phải có nền tảng vững chắc ngay từ khi đặt “những viên gạch đầu tiên”. Đó là lựa chọn môi trường học tập tốt để đam mê được phát huy và lớn dần theo từng ngày.

3 Chọn ngành học theo đam mê hay nhu cầu xã hội?
Để “giữ lửa” và phát huy đam mê, một môi trường đào tạo tốt là yếu tố rất quan trọng

Một môi trường giáo dục tốt không những truyền đạt kiến thức đầy đủ về ngành học mà sẽ là nơi thấu hiểu, bồi đắp, truyền cảm hứng cho những đam mê  trở thành hiện thực. 

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) là môi trường như vậy, đây là nơi đam mê của các bạn sinh viên được tôn trọng, được rèn dũa và định hướng,… Hay Đại học Hoa Sen (HSU) với phương châm “tôn trọng sự khác biệt”, trường luôn tạo điều kiện để các bạn phát triển đam mê, cá tính của bản thân.

Với mô hình giáo dục quốc tế năng động, phương pháp học tập phù hợp, đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, HIU hay HSU là môi trường tốt để những cá nhân đang muốn thực hiện đam mê hoặc đang trên hành trình tìm kiếm đam mê. 

2 Chọn ngành học theo đam mê hay nhu cầu xã hội?
NTK Nguyễn Minh Công và bộ sưu tập Dating van gogh của anh (Nguồn: Bazaar Harper’s Viet Nam)
1 Chọn ngành học theo đam mê hay nhu cầu xã hội?
Nguyễn Văn Hậu – Người sáng lập Net Group Communication, cựu sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện tại HIU (Nguồn: fb)

Gia Khánh

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Nhìn lại HSU 2024: Hành trình mang giáo dục thế giới về Việt Nam, lan tỏa tri thức Việt ra toàn cầu

Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành trường đại học quốc tế dành cho người Việt của HSU. Tập thể Sư phạm Trường Đại học Hoa Sen chú trọng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo và liên tục đạt kiểm định quốc tế, hợp tác […]

Những điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày 24/12/2024. Theo đó, ngoài việc giảm 01 buổi thi, giảm 02 môn thi, tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% thì trong Quy chế năm […]

Bộ nhận diện Metro TP.HCM: Từ đồ án tốt nghiệp của sinh viên HSU đến biểu tượng phương tiện giao thông đô thị mới

Những ngày gần đây, người dân TP.HCM háo hức trải nghiệm tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) nhưng ít ai biết, logo và bộ nhận diện Metro TP.HCM không phải được thực hiện bởi các chuyên gia mà chính sinh viên ngành Thiết kế đồ họa của Trường Đại học Hoa Sen. Ngày 22/12/2024, […]