Chưa được phân loại
27/10/2021

Gen Z chơi game như thế nào để rèn luyện tư duy học tập?

Đối với gen Z (những người sinh từ 1996 trở đi), rào cản của họ đối với cha mẹ mình được hình thành bởi những đặc trưng của thời đại số và “Game” là một trong những trò chơi đặc trưng của thế hệ này. Tuy nhiên, “game” có thực sự tiêu cực, chơi game như thế nào để có ích cho việc rèn luyện tư duy và học tập của con?

Game chắc hẳn là nguyên nhân châm ngòi cho nhiều cuộc chiến giữa cha mẹ và Gen Z. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách như hiện nay, khi học sinh không có nhiều lựa chọn vui chơi, giải trí, video game là lựa chọn tất yếu. Đây chính là lúc học sinh cần được định hướng một cách hợp lý giữa thế giới video game.

Gen Z chơi game
Game kiểu Quản lý – Mô phỏng rất phù hợp để học sinh các lứa tuổi rèn luyện tư duy logic,
cách xử lý vấn đề và khả năng kiểm soát nhiều luồng thông tin cùng lúc

Gen Z chơi game
Những game Giải đố sẽ nâng cấp khả năng logic, giúp học sinh
rèn luyện lối suy nghĩ đột phá, sáng tạo

Chia sẻ về vấn đề này với UK Academy Bà Rịa, anh Đinh Quốc Phương – CEO Tập đoàn truyền thông XGR Corp, đồng thời là Influencer nổi tiếng trong cộng đồng game thủ Việt Nam cho biết: “Dù rất bận rộn nhưng với đặc thù công việc quản lý – kinh doanh, tôi vẫn thường xuyên dành thời gian phù hợp và điều độ để chơi game, đặc biệt là nhóm game Quản lý. Thói quen này giúp tôi giữ tinh thần minh mẫn và rèn óc phán đoán, kỹ năng logic… Vừa giải trí vừa tập luyện, game đã trở thành một công cụ có ích cho bản thân tôi.”

Gen Z chơi game
GAME FPS – TPS: Đây cũng là dòng game có khả năng rèn luyện phản xạ
và tốc độ tư duy do sở hữu lối chơi nhanh và kịch tính

Trên thực tế hiện nay nhiều trường Đại học danh tiếng toàn thế giới như Đại học Toronto (Canada), George Mason University (Mỹ),… đã đưa game vào chương trình đào tạo – thể thao để sinh viên giải trí và rèn luyện tư duy. Sau nhiều năm phát triển bùng nổ, làng game đang đi vào giai đoạn phổ biến và đa dạng hóa. Từ đó đã mở ra một bộ môn mới Esport – Thể thao điện tử với các giải đấu quy mô lớn, quy tụ các tuyển thủ chuyên nghiệp được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Gen Z chơi game
Góc nhìn của anh Đinh Quốc Phương, CEO tập đoàn truyền thông XGR Corp về game

Do đó, để game không trở thành một tác nhân gây hại với sự phát triển của các bạn trẻ, học sinh cũng như phụ huynh cần có hiểu biết đúng đắn về các loại game. Các trò chơi sẽ có sự tranh đấu, học sinh cần ưu tiên chọn những loại game đòi hỏi chiến lược, có sự tính tính toán, logic, đồng thời quản lí thời gian chơi game một cách hợp lí, cân đối với thời gian biểu của các hoạt động khác. Nếu sử dụng đúng mục đích, game không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn là một công cụ hỗ trợ kích thích tư duy và sự phát triển trí não cho trẻ.

Huỳnh Phi Sang

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Cái cúi đầu của tân cử nhân và sự trao truyền tri thức

Trong Lễ tốt nghiệp cho hơn 400 tân thạc sĩ, tân cử nhân của Trường Đại học Gia Định (TPHCM) sáng 30/03, có một nghi thức đặc biệt đã diễn ra và đã tạo ra một không gian cảm động và sâu lắng. Buổi Lễ tốt nghiệp dành cho hơn 400 tân khoa được diễn […]

“Đấu trường Thương mại Quốc tế” chính thức khởi động

Ngày 25/3, cuộc thi “Đấu trường thương mại quốc tế” (International Business Arena – IBA) của Trường Đại học Hoa Sen (HSU) đã chính thức được khởi động với sự góp mặt của đông đảo sinh viên quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh và thương mại quốc tế. BTC giới thiệu về thể lệ […]

HIU tổ chức chuyên đề Đột quỵ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam

Trong khuôn khổ buổi lễ chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã tổ chức buổi tổ chức toạ đàm chuyên đề: “Đột quỵ và những điều cần biết” với sự chia sẻ của Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Khiên – Bệnh viện 115, TP.HCM. Các […]