Tin tức
28/10/2020

12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy

Thuyết đa trí tuệ (Multiple Intelligence Theory)  giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ. Và họ hiểu thấu đáo vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia.

Bạn có thể tìm hiểu về thuyết đa trí tuệ vì tò mò cách hoạt động, vì để khai phá ra những học sinh thông minh của mình, đôi khi là tìm kiếm sự hứng thú để việc dạy học trở nên thú vị hơn. Dù bất cứ lý do là gì, thuyết đa trí tuệ có thể mang lại cho bạn và học sinh của bạn – một hướng tiếp cận mới trong học tập.

Về học thuyết đa trí tuệ ( Theory of Multiple Intelligences)

Năm 1983, Howard Gardner công bố học thuyết đa trí tuệ (MI), dù vậy ông vẫn tiếp tục chỉnh sửa và bổ sung lý thuyết của mình qua nhiều năm. Ông nhận thấy những lý tưởng truyền thống về trí thông minh chưa được hoàn chỉnh, thay vào đó ông đã đề xuất nhiều loại trí thông minh khác nhau:  
Meet the Cycling Startup That’s Reinventing Studio Fitness tamoxifen post cycle The Perfect Travel Week Workout Plan | Fitness | MyFitnessPal
gardners theory of multiple intelligences 2795161 5bcdfc7046e0fb0051fb2311 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy

8 loại trí thông minh của con người theo học thuyết đa trí tuệ của Nhà tâm lý học, Giáo sư Howard Gardner – Đại học Harvard 

. Trí thông minh ngôn ngữ (có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh biện, thuyết phục, làm trò, hay hướng dẫn hiệu quả thông qua sử dụng lời nói).

. Trí thông minh logic – toán học (khả năng đối với những con số và sự logic, khái niệm hóa mối quan hệ giữa các hành động hoặc biểu tượng một cách logic).

. Trí thông minh vận động thể chất (khả năng vận động thân thể  với tài năng trong việc điều khiển các hoạt động về thân thể, khiến các hoạt động của thân thể và các thao tác cầm nắm một cách khéo léo).

. Trí thông minh hình ảnh – không gian (khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan)

. Trí thông minh âm nhạc ( khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu, khả năng nghe tốt và hát theo giai điệu).

. Trí thông minh tương tác cá nhân (khả năng hiểu ý định, động lực và mong muốn của mọi người. Khả năng này cho phép cá nhân làm việc tốt với người khác).

. Trí thông minh nội tâm (năng lực tự nhận thức về bản thân, một người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản thân mình)

. Trí thông minh thiên nhiên (khả năng nhận biết và đánh giá mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. Nhà thiên văn học, nhà sinh vật học và động vật học là những ví dụ thuộc loại này).

Không phải tất cả những câu hỏi về mặt khoa học của đa trí thông minh đều được trả lời nhưng việc hiểu và áp dụng hợp lí học thuyết này có thể vô cùng hữu ích khi áp dụng trong việc giảng dạy của bạn.

Làm sao để ứng dụng đa trí thông minh vào lớp học ?

Hiểu rõ học sinh của bạn hơn

Có nhiều công cụ đánh giá trí thông minh trực tuyến, những công cụ này thường dưới dạng bài trắc nghiệm, bạn có thể in chúng ra để sử dụng trong lớp học của bạn. Những bài kiểm tra ấy có thể cung cấp những thông tin vô cùng thú vị về khả năng bẩm sinh của học sinh. Học sinh nên nghĩ về việc làm cách nào để sử dụng thế mạnh của họ vào tất cả các môn học. Có thể một học sinh có năng khiếu về âm nhạc nên viết một bài hát để giúp bạn ấy học thuộc bảng tuần hoàn nguyên tố. Hoặc nếu có thiên hướng trực quan, học sinh đó nên vẽ một bức tranh để giúp ghi nhớ vòng đời của bướm. 

Mở rộng các hoạt động truyền thống

Các hoạt động truyền thống của trường học chủ yếu chú trọng vào trí thông minh về ngôn ngữ và logic – toán học. Trên thực tế có nhiều cách để tiếp cận bất cứ loại trí thông minh nào trong lớp học của bạn.

 Ngôn ngữ: Hãy yêu cầu học sinh viết một bài văn về những gì đang học. Ví dụ, nếu học sinh đang học quá trình nhân đôi ADN, hãy yêu cầu các em thuyết trình hoặc viết vào sổ tay hướng dẫn quá trình đó. Việc luyện tập viết kịch bản, làm video hoặc thiết kế brochure (tài liệu quảng cáo) là những hoạt động bổ ích để rèn luyện trí thông minh này. 

121717419 3107000846096412 1138375118160559502 o 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy

Logic – Toán học: Ngoài việc giải những bài toán, trí thông minh logic – toán học chú trọng vào những suy luận mang tính logic và cách giải quyết vấn đề. Liệu học sinh có thể tự làm khảo sát và trình bày kết quả đã thu được bằng các biểu đồ? Hãy yêu cầu học sinh làm việc như một nhà khoa học thực thụ thông qua việc sử dụng logic hoặc toán học để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra một vài giả thuyết. Ngoài ra, đối với những tiết học Tiếng Anh hoặc Lịch sử, hãy sử dụng phương pháp tranh luận để dạy học sinh những kiến thức cơ bản của logic học và tu từ học. 

122005504 3379708982144253 1354847265870711137 o 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy
Các buổi tranh luận rèn luyện cho học sinh tư duy logic và khả năng thuyết phục người khác bằng những lý lẽ chặt chẽ.

Vận động – thể chất: Hãy để những học sinh có năng khiếu về vận động – thể chất biểu diễn một tiểu phẩm, một bài nhảy, hoặc dùng các động tác của cơ thể để mô phỏng một phương pháp khoa học. Trong toán học, cho những học sinh này sử dụng các chất liệu để xây dựng mô hình (ví dụ: mô hình bằng đất sét), hoặc sáng tạo bằng cách cắt dán và ghép những thông tin, hình ảnh về khái niệm quan trọng từ đó giúp họ ghi nhớ kiến thức lâu hơn. 

116718369 3124198904362054 1885435518591054288 o 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy
Học sinh iSchool biểu diễn một tiểu phẩm trong giờ văn học

Hình ảnh – không gian: học sinh có tư duy về hình ảnh sẽ có hứng thú với việc vẽ sơ đồ minh họa một dự án của nhóm hoặc phát triển bài trình bày trên nền tảng Powerpoint. Bạn có thể khuyến khích nhóm học này sử dụng các kí tự hoặc màu sắc để giúp họ dễ dàng hiểu rõ được những gì đã viết ra, mà trước đó học sinh của bạn có thể đã rất chật vật với phương pháp ghi chép truyền thống.

 

122148620 3279874425394916 3934924789291226414 o 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy
Thiết kế bài học trên powerpoint kết hợp với những màu sắc bắt mắt.

Âm nhạc: Những học sinh này có khuynh hướng cảm âm và nhịp điệu tốt. Có thể xem xét những hoạt động âm nhạc sẽ thu hút các bạn có khuynh hướng về âm nhạc như: cho họ viết một bản nhạc rap về môn học hoặc tạo sự kết nối giữa âm nhạc và những nội dung bạn dạy cho học sinh. Hãy cho học sinh phát từng bản nhạc đồng thời họ phải đưa ra lý do tại sao lại chọn bản nhạc đó. Việc này sẽ thu hút sự quan tâm của học sinh trong khi nó vẫn cho phép bạn kiểm tra mức độ hiểu bài của họ đối với môn học đó. Với phương pháp dạy này, học sinh sẽ cảm thấy thích thú với môn học hơn, từ đó kích thích học sinh sáng tạo những bản thu âm hay các thiết bị phát âm thanh,..

Tương tác cá nhân: Học sinh thuộc nhóm này là những người hay “nói chuyện” trong lớp học. Hãy tận dụng nguồn năng lượng ấy vào những buổi thảo luận của lớp hoặc cho các học sinh “ưa nói chuyện” làm việc nhóm. Hãy thử để họ lên bục giảng và chia sẻ, hướng dẫn các bạn khác kiến thức của môn học đó. 

106111465 2793942794068887 5304978605612779700 n 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy
Chia sẻ các kiến thức về môn học cho các bạn khác là một cách ghi nhớ bài lâu hơn.

Nội tâm: Hãy giao cho những học sinh này các bài tập để thử thách họ làm sao tạo sự kết nối giữa kinh nghiệm của bản thân và các môn học. Tạo blog, viết những bài thu hoạch hay bài văn dựa trên các chủ đề cá nhân là những nhiệm vụ đơn giản,  nhưng các học sinh này có thể hưởng lợi rất nhiều từ những bài tập “siêu nhận thức” này (metacognitive assignments). Các bài tập này khuyến khích học sinh suy nghĩ về phong cách học và quy trình học của riêng họ. 

Tự nhiên: Để thu hút sự chú ý của những học sinh này hãy kết hợp thế giới bên ngoài vào bài giảng. Những chuyến đi thực tế và phương pháp dạy học theo dự án (project-based learning) là lý tưởng, nhưng tạo cơ hội cho các học sinh hít thở không khí trong lành và tương tác với các loại thực vật và động vật cũng sẽ giúp họ học tốt hơn. Đưa học sinh ra bên ngoài  và bạn có thể sử dụng những vật tự nhiên như những bông hoa hay những viên đá làm dụng cụ dạy toán, hoặc cho học sinh làm một bài thơ về bầu trời.

109926557 2855689877894178 1926844891129173403 n 12 cách ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy
Tạo cơ hội cho học sinh tương tác với môi trường bên ngoài giúp các bạn hứng thú với môn học đồng thời kích thích sự sáng tạo.

Nhìn chung, chuẩn bị những bài tập để tiếp cận tất cả những trí thông minh của học sinh có thể rất mất thời gian, vì vậy hãy bắt đầu một cách thông minh! Chọn một hoặc hai trí thông minh mà bình thường bạn không sử dụng trong bài giảng, và hãy tìm cách để tích hợp chúng với môn học. Trí thông minh về nội tâm, tương tác cá nhân và thiên nhiên có thể là những cách đơn giản để bắt đầu tiết học, đó là một trong những phương pháp  khơi mở thuyết đa trí tuệ một cách dễ dàng và trực quan nhất cho học sinh . 

GIA KHÁNH

Tin khác

Xem thêm tin tức liên quan

Ngân khúc tri ân, GDU tôn vinh những “người thợ” dệt tương lai

Bài học đầu tiên luôn để lại những ấn tượng khó quên nhất đối với các bạn sinh viên Trường Đại học Gia Định (GDU) khi mới bước chân vào cánh cửa đại học. Và ở giao điểm quan trọng ấy, vẫn luôn có những “người dẫn đường” tâm huyết luôn soi sáng chặng đường […]