Áo dài xưa nay vẫn là loại trang phục tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là niềm tự hào của người Việt trên các “đấu trường” thời trang quốc tế.
Thiết kế từ cuối TK 19 – đầu TK 21
Thời xưa áo dài là loại trang phục dành cho những tầng lớp cao quý, chỉ dành cho những bậc vua chúa trong triều đình. Áo dài được biểu trưng cho sự quyền lực của một người trong triều đình hoặc địa vị xã hội. Những bộ áo dài khác nhau sẽ mang trong mình một ý nghĩa và một nét thiết kế riêng qua từng thời kỳ.
Nhìn chung qua các thời kỳ, các dạng thiết kếđều giữ được nét chung và tôn vinh được vẻ đẹp phụ nữ Việt. Dựa trên các biến thể khác nhau, tuy vậy áo dài vẫn luôn giữ được nét thiết kế từ phiên bản truyền thống và được xem là niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
Thiết kế áo dài sẽ dựa vào tùy dáng của người sở hữu nó. Để cho ra được một chiếc áo dài thoát lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhà thiết kế phải thật khéo léo qua từng đường may.
Áo Dài đã chiếm được vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt thông qua các nét nghệ thuật dân gian, những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam luôn được thể hiện trên tà áo dài thông qua các thời kỳ khác nhau. Hiện nay, những thiết kế Áo Dài qua nhiều thời kỳ đang được lưu trữ đặc biệt tại Bảo tàng Áo Dài Việt Nam.
Tại đây, du khách có thể nhận thêm được nhiều kiến thức thông qua ý nghĩa của chiếc áo dài gắn liền với các mốc thời gian lịch sử khác nhau tạo nên một vẻ đẹp truyền thống khó quên.
Trong môi trường giáo dục
Mỗi khi nhắc đến người giáo viên, người ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh cô giáo với tà Áo Dài thướt tha. Bên cạnh đó, ở các cấp bậc trung học và trung học phổ thông, đa phần các học sinh cũng sử dụng áo dài làm trang phục đến trường, truyền thống này đã bắt đầu từ trước năm 1975. Hiện nay, Áo Dài được chọn vào đầu tuần sử dụng trong các buổi chào cờ và các dịp lễ trong trường.
Tại cấp bậc trung học và trung học phổ thông đa phần các học sinh và giáo viên đều được diện bộ trang phục truyền thống này đến trường.
Trong các cuộc thi sắc đẹp.
Áo Dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, là niềm tự hào của người Việt trên các đấu trường thời trang quốc tế. Do đó, áo dài luôn được chọn trong các cuộc thi lớn về nhan sắc trong và ngoài nước.
Trang phục này chính là niềm cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế muốn vinh danh trang phục Việt vươn ra thế giới. Những nhà thiết kế nổi tiếng hiện nay đều có riêng cho mình một bộ sưu tập về áo dài. Đó không chỉ thu hút các nhà thiết kế nổi tiếng lấy cảm hứng sáng tạo ra các mẫu, nét riêng khác nhau của mỗi người, mà các nhà thiết kế trẻ đang theo con đường phát triển cũng lựa chọn trang phục này làm nền tảng để phát triển khả năng thiết kế của bản thân.
Áo dài làm nguồn cảm hứng trong thơ văn, âm nhạc, hội họa
Áo dài luôn là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm thơ ca, âm nhạc của các nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Những tác phẩm luôn ghi dấu ấn đậm trong lòng các khán giả khi đón nhận nó.
“Hạ trắng” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bản nhạc đầy ý nghĩa và tôn vinh vẻ đẹp người con gái trong tà áo dài lấy cảm hứng từ những nữ sinh áo tím của xứ Huế. Ca khúc là bản nhạc lưu mãi theo thời gian của cố nhạc sĩ.
Nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cùng với chiếc áo dài còn được khắc họa trong bức vẽ “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Bức tranh được xem là tuyệt tác cho mỹ thuật Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Nét riêng trong văn hóa Việt Nam
Trải qua nghìn năm thăng trầm, Áo Dài dù đã biến đổi nhiều về kiểu dáng, chất liệu, phong cách, song, giá trị và ý nghĩa của trang phục này vẫn còn mãi với thời gian. Không đơn thuần chỉ để mặc hằng ngày, hiện nay ở bất cứ sự kiện quan trọng nào, người phụ nữ vẫn sử dụng để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của mình.
Bạn sẽ không quá xa lạ khi đội ngũ lễ tân ở các nhà hàng, khách sạn, hãng hàng không của Việt Nam mặc áo dài hay ở những sự kiện ký kết, kỷ niệm cũng vậy. Đơn giản, người Việt luôn muốn mang nét đẹp truyền thống của mình quảng bá đến nhiều người, đặc biệt các du khách nước ngoài. Đây như là một hình thức để trang phục truyền thống này được bạn bè quốc tế biết đến.
Bên cạnh đó, các sự kiện trọng đại cá nhân như lễ cưới, lễ tốt nghiệp, Tết… cũng được các bạn nữ chọn Áo Dài lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ.
Vẻ đẹp của trang phục này luôn giữ mãi với thời gian và được người Việt lưu giữ như một nét văn hóa riêng tại Việt Nam. Dù qua bao nhiêu năm tháng đi nữa, được biểu trưng riêng của phụ nữ Việt nói riêng và niềm tự hào của người dân Việt Nam nói chung.
Trung Tín